Mẹo chăm sóc tóc

7 cách chữa rụng tóc bằng gừng siêu an toàn và hiệu quả ngay tại nhà

Gừng luôn nằm trong danh sách những nguyên liệu đem lại lợi ích rất lớn cho sức khỏe nói chung và có nhiều tác dụng trong việc chăm sóc mái tóc nói riêng, đặc biệt là giúp giảm lượng tóc gãy rụng hiệu quả. Vậy chữa rụng tóc bằng gừng như thế nào? Các công thức chữa rụng tóc bằng gừng hiệu quả Gội đầu bằng nước gừng có tác dụng gì? Gừng được biết đến là một loại thực phẩm thường dùng để chữa trị các bệnh liên quan đường tiêu hoá và phòng cảm lạnh… Bởi trong thành phần của gừng có chứa khá nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe bao gồm: 4,8 calo 1,07g tinh bột 12g chất xơ 11g chất đạm 5g chất béo 1g đường Ngoài ra còn có một số loại vitamin B3, B6 và khoáng chất như sắt, kẽm, magie, phốt pho… Các dưỡng chất này sẽ giúp cho tóc giảm hư tổn khá tốt, cụ thể là: Giảm tình trạng rụng tóc nhiều Các dưỡng chất trong gừng được chúng tôi nêu trên giúp cho các nang tóc phát triển hoàn thiện ngay từ sâu bên trong, nhờ đó tình trạng tóc rụng được khắc phục hiệu quả. Đây được coi là cách chữa rụng tóc từ dân gian đơn giản nhất hiện nay. Cải thiện tình trạng gãy rụng tóc từ sâu bên trong Kích thích mọc tóc bằng gừng Gừng có chứa các chất có khả năng tăng tuần hoàn máu lên não, giúp kích thích lưu lượng máu lưu thông trên da dầu. Nhờ đó, các nang tóc có thể phát triển mạnh khoẻ, quá trình mọc tóc được đẩy nhanh hơn, mang lại một mái tóc suôn mượt. Làm giảm khô và xơ tóc Khi bị khô, tóc sẽ dễ giòn và xơ rối. Đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến tóc rụng nhiều. Nếu bạn đang tìm cách bổ sung độ ẩm cho mái tóc để cải thiện tình trạng tóc khô, hãy thử ngay mẹo trị rụng tóc bằng gừng nhé.  Kiểm soát gàu Tình trạng rụng tóc thường đi kèm với hiện tượng đầu nhiều gàu. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do các tế bào da chết làm tắc nghẽn ở nang lông, dẫn đến nang tóc không được cung cấp chất dinh dưỡng khiến tóc rụng. Tình trạng gàu được khắc phục triệt để Để khắc phục cả gàu và chứng rụng tóc thì gừng là giải pháp tối ưu nhất trong trường hợp này, bởi tính kháng khuẩn, chống nấm có chứa sẵn trong chúng. Bôi gừng sống vào chân tóc có tác dụng gì Gừng sống có chứa nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất có lợi cho tóc, như: Vitamin C; Kẽm; Chất chống oxy hóa. Chính vì thế, bôi gừng sống vào chân tóc có thể mang lại một số tác dụng sau: Kích thích mọc tóc: Gừng có chứa các chất kích thích giúp kích thích sự phát triển của nang tóc, giúp tóc mọc nhanh hơn. Giảm rụng tóc: Gừng có tác dụng làm sạch da đầu và loại bỏ các chất bẩn, dầu thừa, giúp da đầu thông thoáng và giảm thiểu nguy cơ rụng tóc. Ngăn ngừa gàu: Gừng có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm, giúp ngăn ngừa gàu và các vấn đề da đầu khác. Cung cấp dưỡng chất cho tóc: Gừng chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho tóc, giúp tóc chắc khỏe và bóng mượt. Hướng dẫn cách chữa rụng tóc bằng gừng đạt hiệu quả cao Trị rụng tóc bằng gừng có hiệu quả không? Đây là thắc mắc của nhiều người chưa từng thử qua cách làm này. Hiện nay, rất nhiều chị em đã áp dụng cách chữa tóc rụng bằng gừng và có được hiệu quả như mong đợi, bởi đây là phương pháp an toàn, chỉ cần áp dụng đúng cách, kiên trì, mái tóc của bạn sẽ giảm gãy rụng và hồi sinh nhanh chóng. Dưới đây là một số công thức chữa rụng tóc bằng gừng bạn có thể tham khảo để áp dụng nhé: Gội đầu với nước gừng nguyên chất Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi nhỏ. Cách làm: Bạn cắt củ gừng thành nhiều miếng nhỏ rồi đem đi sun sôi với 1 lít nước. Sau khi sôi khoảng 5 phút, bạn tắt bếp và để nguội rồi dùng nước này gội đầu. Xịt nước gừng lên tóc cũng là cách để giữ ẩm và hạn chế gàu rất hiệu quả. Ngoài cách thái nhỏ gừng, bạn có thể sử dụng nước gừng tươi ép pha với nước ấm để thay thế. Nước gừng tươi nguyên chất giảm lượng tóc gãy rụng Gội đầu bằng gừng sả và vỏ bưởi để gội đầu Vỏ bưởi là nguyên liệu không còn quá xa lạ trong việc chăm sóc tóc, kích thích mọc tóc hiệu quả. Bên cạnh đó, sả có chứa nhiều acid folic và vitamin, khoáng chất giúp nuôi dưỡng tóc mềm mượt, chắc khoẻ. Khi kết hợp cả ba nguyên liệu sả, gừng và vỏ bưởi tạo thành một loại “dầu gội thảo dược an toàn” điều trị rụng tóc hiệu quả.  Nguyên liệu: 1 củ (nhanh) gừng tươi. Vỏ bưởi hoặc tinh dầu bưởi. 4 – 5 củ sả. Cách thực hiện như sau: Bước 1: Bạn sơ chế sạch các nguyên liệu trên. Gừng tươi bạn thái lát mỏng, sả đập dập còn vỏ bưởi bạn cắt thành từng miếng nhỏ (có thể dùng tinh dầu bưởi thay thế). Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi và đổ một lượng nước đầy đủ rồi đun sôi. Lưu ý: Nếu bạn dùng tinh dầu thay thế vỏ bưởi thì ở bước này không nên cho tinh dầu vào vội. Bước 3: Bạn đun nhỏ lửa trong vòng 15 phút để dưỡng chất tiết hết ra nước, sau đó tắt bếp. Trong quá trình đun bạn nên đậy nắp để tránh hơi thoát ra ngoài. Bước 4: Bạn chờ nước nguội là có thể dùng để gội đầu. Ở bước này, nếu sử dụng tinh dầu thì hãy cho vào và khuấy đều. Sả, gừng, vỏ bưởi – dầu gội dược liệu cho mái tóc Phương pháp này, bạn nên thực hiện 2 – 3 lần/ tuần để mái tóc mềm mại hơn. Trong quá trình gội, bạn nên massage da đầu nhẹ nhàng để dễ thẩm thấu hơn. Bằng cách đó, bạn hoàn toàn có thể dùng thay thế cho các loại dầu gội hóa chất gây hại cho da đầu. Kết hợp gừng, tỏi và dầu dừa Dầu dừa có chứa rất nhiều acid lauric giúp bổ sung lượng lớn protein cho tóc, đồng thời ngăn ngừa các hư tổn và đẩy nhanh sự phát triển của các nang tóc. Khi kết hợp với tỏi, một loại thực phẩm có tính kháng khuẩn rất cao sẽ giúp điều trị tình trạng viêm da đầu, đánh bay các loại vi khuẩn giúp tóc chắc khỏe hơn. Hỗn hợp dầu gội tự nhiên từ gừng, dầu dừa và tỏi Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi. 4 thìa cà phê dầu dừa. 3 tép tỏi. 2 thìa cà phê mật ong. Cách làm: Bước 1: Bạn làm sạch gừng và tỏi rồi ép gừng lấy nước, tỏi đập dập ra. Bước 2: Trộn tất cả các nguyên liệu trên với nhau rồi thoa đều lên da đầu, chân tóc và ngọn tóc. Dùng khăn ủ trong thời gian 30 phút, sau đó xả lại với nước sạch. Lưu ý: Bạn chỉ nên thực hiện cách này 1 lần/ tuần để tránh tình trạng da đầu bị kích ứng. Mặt nạ gừng kết hợp với các loại tinh dầu Gừng kết hợp với các loại tinh dầu như jojoba, dầu oliu, dầu argan… sẽ tạo thành một loại dầu dưỡng rất phù hợp với những mái tóc chịu nhiều hư tổn do hoá chất, môi trường độc hại. Cách chữa rụng tóc bằng củ gừng làm mặt nạ dưỡng ẩm như sau: Nguyên liệu: Nước ép gừng. 1 thìa cà phê tinh dầu (tuỳ ý). Cách làm:  Bước 1: Bạn trộn đều các nguyên liệu gừng và tinh dầu với tỷ lệ lần lượt 1:2. Bước 2: Khuấy đều hỗn hợp trên rồi thoa đều lên tóc và massage nhẹ nhàng da đầu khoảng 5 phút.. Bước 3: Bạn dùng khăn ủ khoảng 30 phút rồi gội lại với dầu gội như bình thường. Phương pháp này áp dụng đều đặn khoảng 2 – 3 lần/ tuần để có được một mái tóc óng mượt, giúp giảm rụng tóc và kích thích quá trình mọc tóc diễn ra nhanh hơn. Ủ tóc bằng gừng tươi và rau húng quế Trong rau húng quế có chứa thành phần eugenol và magie có tác dụng tăng cường lưu thông máu trên da đầu, đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho nang tóc giúp tóc mọc nhanh và đều hơn. Đây là bí quyết giúp các cô nàng sở hữu mái tóc dày đẹp hơn. Cách thực hiện đơn giản như sau: Mặt nạ ủ dưỡng tóc từ gừng và lá húng quế Nguyên liệu: Lá húng quế tươi. Gừng tươi. Cách làm: Bước 1: Làm sạch nguyên liệu với nước sau đó giã nát lấy nước cốt. Bước 2: Trộn đều gừng và lá húng quế với tỷ lệ 2:2 (bạn có thể sử dụng thêm 3 thìa dầu oliu nếu có). Bước 3: Loại bỏ sạch bụi bẩn với dầu gội rồi lau qua bằng khăn. Sử dụng hỗn hợp trên thoa đều lên da dầu và chân tóc. Massage nhẹ nhàng và ủ trong thời gian 30 phút. Cuối cùng xả lại với nước. Mặt nạ từ gừng kết hợp cùng dầu oliu và chanh Các dưỡng chất có trong dầu oliu giúp cung cấp độ ẩm, hạn chế tình trạng tiết dầu và tóc bết dính trên da đầu. Khi bạn kết hợp với nước cốt chanh sẽ thúc đẩy sự phát triển của tóc. Mặt nạ từ gừng kết hợp cùng dầu oliu và chanh Nguyên liệu: 2 thìa cà phê nước gừng. 2 thìa cà phê dầu oliu. ½ thìa cà phê nước cốt chanh. Cách thực hiện: Bạn trộn tất cả các nguyên liệu trên lại với nhau rồi thoa đều lên da đầu và ủ trong khoảng 30 phút rồi gội lại với dầu gội như bình thường. Mặt nạ từ hỗn hợp gừng và hành tây  Hành tây là thực phẩm giàu lưu huỳnh giúp tái tạo và phục hồi các nang tóc bị tổn thương. Không những vậy, khi kết hợp gừng với hành tây sẽ trở thành “bộ đôi” giúp kích thích quá trình mọc tóc, giúp tóc dày mượt và bóng khoẻ hơn. Hành tây + gừng giúp phục hồi và tái tạo nang tóc Nguyên liệu: 1 củ hành tây. 1 củ gừng tươi. Cách làm: Bước 1: Bạn rửa sạch gừng và hành tây rồi xay lấy nước cốt. Bước 2: Dùng bông gòn thấm nước cốt trên xoa đều lên da đầu và massage nhẹ nhàng. Bước 3: Bạn lấy khăn ủ tóc trong khoảng 20 phút, sau đó gội đầu lại với nước. Với công thức chữa tóc rụng bằng gừng tươi này, bạn nên kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ tuần thì chứng đầu hói, tóc thưa sẽ nhanh chóng biến mất. Những lưu ý khi chữa rụng tóc bằng gừng bạn cần biết Mặc dù trị rụng tóc bằng gừng tươi đạt kết quả khá tốt, tuy nhiên nếu bạn không biết cách sử dụng sẽ dẫn đến các tác dụng phụ không đáng có cho mái tóc. Vì vậy, bạn cần chú ý một số điều sau: Cách trị rụng tóc bằng gừng là phương pháp tự nhiên từ dân gian do đó hiệu quả mà nó mang lại cần kiên trì trong một thời gian dài, bạn không nên nóng vội và hấp tấp. Bạn không nên áp dụng chữa rụng tóc bằng gừng quá nhiều lần/ tuần vì sẽ gây bỏng rát khiến tình trạng tóc rụng trở nên nghiêm trọng hơn. Sau khi gội đầu bằng gừng bạn không nên dùng lược chải tóc luôn bởi sẽ khiến da đầu bị tổn thương. Với những mái tóc yếu và xơ bạn không nên sử dụng hoá chất và nhiệt độ cao để hạn chế tình trạng rụng tóc nhiều. Bạn nên kết hợp chế độ ăn uống khoa học với đầy đủ chất dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình mọc tóc diễn ra nhanh hơn. Trên đây là bí quyết về cách chữa rụng tóc bằng gừng mà Maxxhair muốn gửi tới bạn đọc nào đang muốn cải thiện mái tóc của mình. Nếu bạn thấy hay và hữu ích, hãy chia sẻ ngay với bạn bè và người thân để cùng áp dụng nhé. Chúc bạn thành công! Chia sẻ

Nên ủ tóc trước hay sau khi gội đầu để có được mái tóc chắc khỏe suôn mượt

Trong quá trình chăm sóc mái tóc của mình, bạn đã có bước ủ tóc chưa? Ủ tóc đóng một vai trò rất quan trọng để giúp bạn sở hữu một mái tóc chắc khỏe và suôn mượt. Thế nhưng khi ủ tóc sai cách có thể không phát huy được hết công dụng của nó mà còn khiến tóc trở nên bết dính nữa. Vậy nên ủ tóc trước hay sau khi gội đầu? và cần lưu ý những điều gì khi ủ tóc? Theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp vấn đề một cách kỹ lưỡng nhất nhé. Tìm hiểu vấn đề nên ủ tóc trước hay gội đầu trước Nên ủ tóc trước hay sau khi gội đầu Để trả lời được cho câu hỏi “nên ủ tóc trước hay sau khi gội đầu?”, chúng ta cần hiểu rõ hơn về tác dụng chính của gội đầu và ủ tóc. Gội đầu sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu dư thừa, mảng bám và tạp chất khác trên tóc và da đầu. Điều này giúp duy trì sự sạch sẽ và ngăn ngừa tình trạng tóc dầu và da đầu bết dính. Trong khi đó ủ tóc sẽ cung cấp những dưỡng chất cần thiết để phục hồi sợi tóc hư tổn và nuôi dưỡng chúng chắc khỏe hơn. Vì vậy nên ủ tóc trước hay gội đầu trước rất là quan trọng trong quá trình chăm sóc tóc. Dưới đây là những ưu điểm và nhược điểm của việc gội đầu trước hay ủ tóc trước, từ đó sẽ giúp mọi người có được đáp án chính xác nhất. Ủ tóc trước khi gội đầu  Ưu điểm Tái tạo và nuôi dưỡng tóc: Ủ tóc trước khi gội giúp dưỡng chất từ sản phẩm ủ tóc thẩm thấu sâu vào tóc hơn, do đó cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tăng cường độ ẩm cho tóc của bạn. Điều này giúp tóc trở nên mềm mượt, bóng khỏe và chống gãy rụng tốt hơn. Bảo vệ tóc: Việc ủ tóc trước khi gội còn giúp bảo vệ tóc trước những tác động của dầu xả và dầu gội. Đồng thời khi thường xuyên sử dụng hóa chất như tạo màu tóc hoặc để uốn tóc, việc ủ tóc trước khi gội có thể tạo một lớp bảo vệ cho tóc, giúp ngăn chặn tác động xấu từ những hóa chất này. Giảm tác động nhiệt: Nếu bạn thường xuyên sử dụng thiết bị tạo nhiệt như máy sấy tóc, ủ tóc trước khi gội có thể giúp giảm tác động của nhiệt lên tóc, giúp tóc tránh khỏi tình trạng khô và hư tổn do nhiệt độ cao. Ủ tóc trước khi gội có thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn Nhược điểm Tăng tình trạng tóc dầu, bết dính: Nếu bạn gặp phải tình trạng tóc dầu hoặc da đầu dầu, việc ủ tóc trước khi gội sẽ làm tăng thêm lượng dầu tự nhiên trên da đầu và tóc, khiến cho tóc dễ bị bết dính và trông mất thẩm mỹ. Tác động không cần thiết lên da đầu: Ủ tóc trước khi gội có thể tác động đến da đầu của bạn, đặc biệt là khi không làm sạch sản phẩm ủ tóc đúng cách sau khi gội. Điều này có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra tình trạng gàu hoặc mụn đầu. Thời gian và công sức: Việc ủ tóc trước khi gội yêu cầu bạn dành thêm thời gian và công sức. Bạn cần phải chờ đợi một khoảng thời gian ủ tóc trước khi gội. Điều này có thể không phù hợp cho những người có lịch trình bận rộn. Khó điều chỉnh lượng sản phẩm: Việc ủ tóc trước còn khiến bạn khó điều chỉnh lượng sản phẩm ủ tóc cần thiết. Nếu sử dụng quá nhiều, sẽ gặp tình trạng tóc dầu hoặc khó rửa sạch. Nếu sử dụng quá ít, tác động của việc ủ tóc có thể không hiệu quả. Ủ tóc sau khi gội Ủ tóc sau khi gội cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây là một số điểm mạnh và điểm yếu của phương pháp này: Ưu điểm Hiệu quả nuôi dưỡng từ gốc tóc: Ủ tóc sau khi gội giúp sản phẩm nuôi dưỡng thâm nhập sâu vào chân tóc, từ đó giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết tới các phần của tóc. Điều này sẽ giúp tóc trở nên khỏe mạnh, mềm mượt và bóng hơn. Không gây tắc nghẽn lỗ chân lông: Khi gội đầu trước, tóc sẽ được làm sạch các bụi bẩn và dầu trước khi ủ tóc, từ đó bạn không cần phải lo lắng về việc sản phẩm ủ tóc làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra các vấn đề như gàu hoặc mụn đầu. Tiết kiệm thời gian: Việc ủ tóc sau khi gội thường nhanh chóng và dễ dàng hơn. Sau khi gội tóc, bạn chỉ cần áp dụng sản phẩm ủ tóc và chờ một thời gian ngắn trước khi xả lại. Điều này thích hợp cho những người có lịch trình bận rộn. Ủ tóc sau khi gội sẽ không gây tắc lỗ chân lông Nhược điểm Khó thẩm thấu hơn: Tóc đã được làm sạch sau khi gội, nên có thể khó để sản phẩm ủ tóc thẩm thấu sâu vào tóc. Điều này đặc biệt đúng đối với những tóc khô, tóc bị tổn thương nặng hoặc đã qua xử lý hóa chất. Ngoài ra còn có thể khiến các dưỡng chất từ sản phẩm ủ tóc trôi đi. Tóc bị khô: Ủ tóc sau khi gội đầu có thể làm tóc bị khô hơn nếu không sử dụng dầu xả sau khi ủ. Không bảo vệ khỏi tác động nhiệt và hóa chất: Nếu bạn thường xuyên sử dụng thiết bị tạo nhiệt hoặc hóa chất tác động lên tóc, việc ủ tóc sau khi gội không cung cấp lớp bảo vệ bổ sung như ủ trước khi gội. Không phù hợp cho tóc dầu: Nếu bạn có tóc dầu, việc ủ tóc sau khi gội có thể làm tăng thêm lượng dầu tự nhiên trên da đầu và tóc, khiến cho tóc nhanh bết dính và trông mất thẩm mỹ. Khả năng không đồng đều: Sản phẩm ủ tóc có thể không phân bố đồng đều trên tóc sau khi gội, dẫn đến việc một số phần của tóc nhận được lượng dưỡng chất ít hơn, trong khi một số phần khác nhận được nhiều hơn. Vậy nên ủ tóc trước hay sau khi gội đầu? Đáp án là chúng ta nên ủ tóc sau khi gội đầu để đạt được hiệu quả tốt nhất. Như phân tích ở trên, việc chăm sóc tóc cũng như skincare hằng ngày vậy. Trước khi cung cấp dinh dưỡng cho tóc thì cần phải làm sạch tóc và da đầu để không gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Nếu ủ tóc trước, mái tóc lúc này đang chứa quá nhiều bụi bẩn,…và không thể hấp thu tối đa được dưỡng chất trong thành phần ủ tóc. Do đó chúng ta nên làm sạch các sợi tóc và da đầu bằng dầu gội trước, rồi mới sử dụng kem ủ để nuôi dưỡng mái tóc. Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn cách ủ tóc phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình. Một số lưu ý khi ủ tóc Khi đã biết nên ủ tóc trước hay gội đầu trước, bạn cần phải lưu ý một số việc trước khi bắt đầu quá trình chăm sóc tóc để mang lại hiệu quả cao. Trước khi ủ tóc nên chọn sản phẩm ủ tóc hoặc dầu tóc phù hợp với loại tóc và tình trạng tóc của mình. Sản phẩm chứa dưỡng chất như dầu hoa quả, vitamin và protein có thể cải thiện tình trạng tóc nhiều. Trước khi ủ tóc, hãy đảm bảo rằng tóc đã được gội sạch. Tóc sạch sẽ giúp sản phẩm ủ tóc thẩm thấu tốt hơn và hiệu quả hơn. Sau đó dùng khăn bông mềm lau nhẹ để khô bớt nước khi đó mới dùng kem ủ tóc. Cần bôi kem ủ ở phần ngọn tóc kỹ hơn về ở vị trí này sẽ nhận được ít chất dinh dưỡng hơn và tóc cũng bị hư tổn nhiều. Những người có da đầu bị nhạy cảm không nên bôi trực tiếp kem ủ lên da đầu. Nên ủ tóc đúng cách để mang lại hiệu quả cao Tránh sử dụng quá nhiều sản phẩm ủ tóc bì có thể làm tóc trở nên nặng và bết dính. Lượng kem ủ tùy thuộc vào độ dài và đặc điểm tóc của bạn. Trước khi áp dụng sản phẩm ủ tóc, bạn có thể hâm nóng một chút để nâng cao hiệu quả thẩm thấu. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đặt sản phẩm ở trong một tô nước ấm. Khi áp dụng sản phẩm ủ tóc, bạn có thể thực hiện mát xa nhẹ nhàng trên da đầu để kích thích tuần hoàn máu và giúp sản phẩm thẩm thấu tốt hơn. Tuân theo hướng dẫn của sản phẩm để xác định thời gian cụ thể bạn nên ủ tóc. Thời gian thường dao động từ 15 phút đến 1 giờ, tùy thuộc vào sản phẩm và tình trạng tóc của bạn. Để duy trì nhiệt độ và giữ ẩm, bạn có thể đặt một khăn trùm tóc lên đầu sau khi đã áp dụng sản phẩm ủ tóc. Sau khi kết thúc thời gian ủ tóc, hãy rửa tóc kỹ lưỡng để đảm bảo rằng sản phẩm ủ tóc đã được loại bỏ hoàn toàn. Và lưu ý không dùng thêm dầu gội nữa. Việc ủ tóc quá thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ tóc bị tắc nghẽn lỗ chân lông hoặc trở nên quá nặng và bết dính vì vậy nên ủ tóc tối đa 1 tuần/lần. 7 cách ủ tóc bằng dầu dừa cho mái tóc chắc khỏe, mềm mại Hướng dẫn ủ tóc bằng đu đủ giúp tóc chắc khỏe, bóng mượt 7 Cách ủ tóc bằng bơ mang lại hiệu quả tuyệt vời cho tóc Hướng dẫn cách ủ tóc bằng đậu bắp Ủ tóc bằng nước vo gạo đẹp như Hotgirl Thái Ủ tóc mang tới lợi ích gì? Hằng ngày mái tóc của chúng ta phải đối mặt với bao nhiêu tác nhân gây hại như bụi bẩn, hóa chất, ánh nắng,…khiến tóc dần xấu đi. Bên cạnh đó, việc nhuộm tóc thường xuyên, sử dụng nhiệt độ cao để tạo kiểu đôi khi cũng làm cho tóc phải chịu đựng nhiều tổn thương và thúc đẩy nhanh hơn quá trình lão hóa tóc, khiến tóc dễ bị hư tổn, gãy rụng nhiều hơn. Và để nuôi dưỡng một mái tóc chắc khỏe, suôn mượt, chúng ta nên đưa ủ tóc vào quy trình chăm sóc tóc của chính mình.  Ủ tóc mang lại rất nhiều tác dụng tốt cho tóc Nuôi dưỡng và tái tạo tóc: Việc ủ tóc giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho tóc, từ đó giúp tóc trở nên mềm mượt, bóng khỏe hơn và tăng khả năng chống gãy rụng. Phục hồi tóc hư tổn: Tóc bị hư tổn do sử dụng hóa chất, nhiệt độ cao hoặc các yếu tố môi trường như bụi bẩn, tia UV có thể được phục hồi thông qua việc ủ tóc. Dầu tóc và các sản phẩm ủ tóc thường chứa các thành phần giúp tái tạo cấu trúc tóc, làm dịu da đầu và giảm thiểu hư tổn. Tăng độ dài và độ dày của tóc: Một số loại ủ tóc có thể giúp kích thích sự phát triển của tóc và làm tóc trở nên dày hơn. Các dưỡng chất và các yếu tố thúc đẩy tuần hoàn máu sẽ làm cải thiện sức khỏe của chân tóc, hỗ trợ giúp tóc mọc nhanh và mạnh mẽ hơn. Giảm gãy rụng: Việc sử dụng sản phẩm ủ tóc thích hợp sẽ làm giảm thiểu tình trạng tóc gãy rụng, đặc biệt là sau khi tóc bị tác động bởi các yếu tố có hại. Tạo độ bóng và mượt cho tóc: Sản phẩm ủ tóc thường chứa dưỡng chất giúp bảo vệ lớp biểu bì tóc, làm tóc trở nên bóng mượt và tăng tính thẩm mỹ. Làm dịu da đầu: Nếu bạn có tình trạng da đầu khô, ngứa hoặc kích ứng, một số sản phẩm ủ tóc có chứa các thành phần làm dịu da đầu và giúp cải thiện tình trạng này. Thư giãn: Việc ủ tóc được xem như là một phần của quá trình chăm sóc bản thân, giúp bạn thư giãn và giảm căng thẳng. Cải thiện sức khỏe của da đầu: Sản phẩm ủ tóc thường chứa các dưỡng chất có thể giúp cân bằng dầu tự nhiên trên da đầu, làm sạch sâu và ngăn ngừa tình trạng gàu. MAXXHAIR – Giúp tóc mọc chắc khỏe và giảm gãy rụng Maxxhair là viên uống giúp ngăn ngừa tình trạng rụng tóc và kích thích mọc tóc cho cả nam và nữ với cơ chế vượt trội so với các sản phẩm khác trên thị trường. Sản phẩm với sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần gồm tinh chất Polyaktiv từ mầm gạo Nhật Bản, phức hợp kẽm và L’Arginine cùng với các loài thảo dược quý từ tự nhiên như: Hà Thủ Ô Đỏ, Cao dâu tằm, Vitamin B5,…  Maxxhair hỗ trợ giúp tóc mọc nhanh, chắc khỏe và giảm gãy rụng Tinh chất Polyaktiv hỗ trợ giúp tóc mọc nhanh hơn 3 lần và được chứng minh lâm sàng có tác dụng tương đương với Minoxidil – Thuốc điều trị hói đầu rụng tóc. Đồng thời nhờ vào sự kết hợp của kẽm và L’Arginine giúp cân bằng lượng hormone DHT (Dihydrotestosterone) – nguyên nhân chính gây bít các lỗ nang lông khiến tóc bị yếu đi và gãy rụng. Ngoài ra nhờ vào công dụng của các loài thảo dược quý mà tóc trở nên chắc khỏe, bóng mượt đen nháy hơn trước. Maxxhair hiện nay được có mặt trên toàn nhà thuốc khắp nước và được rất nhiều người tin dùng, lựa chọn bởi những hiệu quả mà sản phẩm mang lại. Thông qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho thắc mắc “Nên ủ tóc trước hay sau khi gội đầu” và hiểu rõ hơn về quá trình ủ tóc sao cho đúng cách. Bên cạnh việc ủ tóc, bạn nên bổ sung thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe như viên uống Maxxhair để thúc đẩy quá trình mọc tóc, ngăn ngừa rụng tóc và giúp tóc chắc khỏe hơn từ bên trong nhé.  Chia sẻ

7 Cách ủ tóc bằng bơ mang lại hiệu quả tuyệt vời cho tóc

Bơ là một thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe cũng như mang tới công dụng tuyệt vời cho làn da và mái tóc. Chị em cùng theo dõi bài viết dưới đây để được bật mí 7 công thức ủ tóc bằng bơ đem tới hiệu quả thần kỳ cho mái tóc của mình nhé. 7 cách dùng bơ ủ tóc mang lại hiệu quả tuyệt vời cho tóc  Ủ tóc bằng bơ mang tới hiệu quả gì cho tóc? Thông thường hầu hết chị em đều nghe qua rằng quả bơ có chứa chất béo rất tốt cho sức khỏe, đồng thời chất béo đó cũng rất hiệu quả với tóc. Vậy ủ tóc bằng bơ có tác dụng gì?  Dưỡng ẩm cho tóc Do tạo kiểu tóc bằng nhiệt, xử lý hóa chất, ô nhiễm môi trường và thậm chí tiếp xúc với gió và nắng khiến nhiều chị em phải vật lộn với mái tóc khô, hư tổn và yếu. Quả bơ giống như một cứu tinh cho mái tóc khô vậy. Bơ là thực phẩm giàu vitamin A, D, E và B giúp nuôi dưỡng tóc và da tóc khỏe mạnh hơn. Đồng thời bơ cũng chứa nhiều protein, axit amin, magie, axit folic giúp bao phủ từng sợi tóc và dưỡng ẩm sâu đến từng chân tóc, thông tắc các nang tóc hiệu quả. 8 loại vitamin giúp tóc mọc dày và dài bạn nên biết Dùng bơ ủ tóc mang tới hiệu quả dưỡng ẩm cho tóc Hàm lượng axit béo không bão hòa đơn trong dầu bơ cao hơn dầu ô liu nguyên chất, vì vậy đây là một trong những lý do chính khiến bơ rất tốt cho tóc của bạn. Khi được thoa trực tiếp lên tóc, chất béo không bão hòa đơn có thể dưỡng ẩm, nuôi dưỡng, làm chắc khỏe các sợi tóc, kích thích sự phát triển mới và giúp làm thông thoáng các nang lông bị tắc nghẽn. Điều này bảo vệ mái tóc của bạn khỏi hư tổn, đồng thời làm cho chị em trông rạng rỡ và tự tin hơn. Kích thích mọc tóc Mặc dù hầu hết chúng ta đều muốn tóc mọc nhanh hơn, nhưng rất ít người trong chúng ta thực sự biết nguyên nhân khiến tóc mọc chậm. Thiếu hụt dinh dưỡng là một trong những lý do phổ biến khiến tóc mọc chậm. Nếu bạn không ăn đủ chất hoặc ăn không đúng loại thực phẩm, chẳng mấy chốc bạn sẽ bắt đầu nhận thấy rằng tóc của mình trông xỉn màu, thiếu sức sống và không mọc nhanh như trước. Bơ có nhiều vitamin B và E, hoạt động ở cấp độ tế bào để bảo vệ và giúp tóc chắc khỏe. Vitamin E giúp sửa chữa những tổn thương trên da đầu, có thể làm chậm hoặc ngăn tóc rụng rất hiệu quả. Vitamin B rất cần thiết cho sự phát triển của tóc. Vì vậy dùng bơ ủ tóc đúng cách sẽ giúp khóa độ ẩm vào tế bào tóc, nuôi dưỡng tế bào tóc và giúp chân tóc, thân và sợi tóc chắc khỏe hơn trước. Ngăn ngừa gàu Gàu là do các mô da chết bong tróc ồ ạt, khi da chết bong ra từ da đầu khô, cực kỳ nhờn hoặc bị nhiễm vi khuẩn. Kết quả là mẩn đỏ, ngứa, bong tróc và kích ứng. Trong nỗ lực khôi phục độ ẩm, da đầu tiết ra bã nhờn dư thừa, sau đó làm tắc nghẽn các nang tóc và dẫn đến nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm. Gàu có thể gây kích ứng và mẩn đỏ Khi nói đến độ ẩm, không cần tìm đâu xa mà đơn giản chị em đã có quả bơ. Loại trái cây thần kỳ này dường như được tạo ra để giữ cho cơ thể và mái tóc của chúng ta mềm mại như bơ. Dầu bơ giúp trẻ hóa và giữ ẩm cho da đầu. Là nguồn giàu protein, axit amin và vitamin, bơ giúp làm ngăn ngừa gàu, dịu da đầu và thúc đẩy tóc mọc dài, chắc khỏe. Tăng cường sức khỏe da đầu Chị em áp dụng công thức ủ tóc bằng bơ đúng cách sẽ giúp tăng cường thêm lượng dầu tự nhiên cho tóc ngăn ngừa tình trạng nấm da đầu, ngứa và kích ứng. Dầu bơ có khả năng làm ẩm cho da đầu khô và tạo nên hàng rào tự nhiên bảo vệ da đầu khỏi các tác nhân từ môi trường như ô nhiễm, tia UV từ mặt trời… Có một da đầu khỏe mạnh sẽ làm cho tóc chắc khỏe và mọc nhanh hơn. Công thức ủ tóc bằng bơ hiệu quả mà chị em nên áp dụng Ủ tóc bằng bơ tươi Quả bơ chứa nhiều vitamin A, B2, D và E, beta-carotene và các khoáng chất cần thiết như đồng, sắt. Những chất dinh dưỡng này kết hợp lại nuôi dưỡng tóc và da đầu chắc khỏe hơn. Chị em cùng tham khảo các bước thực hiện dưới đây nhé. Cách dùng bơ nguyên chất để ủ tóc mà chị em nên thử Cách làm: Lấy 1 quả bơ tươi chín mềm sau đó cắt quả bơ thành từng miếng nhỏ để dễ dàng xay nát. Đổ các miếng bơ vào máy xay sinh tố hoặc rồi xay nhuyễn bơ cho đến khi nó trở thành một hỗn hợp mịn và không còn cục bột. Mặt nạ ủ tóc bằng bơ này chứa dầu nên chị em không cần phải làm ẩm tóc trước khi bôi, bởi khi tóc ướt có thể sẽ đẩy dầu ra ngoài và không thấm sâu như tóc khô. Sau khi thoa hỗn hợp bơ đã xay lên tóc (tránh xa phần chân tóc nếu tóc bạn mỏng, yếu), dùng mũ hoặc khăn trùm kín đầu và ủ tóc trong 30 phút tới 1 tiếng. Thời gian ủ tóc phụ thuộc vào tình trạng tóc và mục tiêu chăm sóc của bạn.  Sau khi đã ủ tóc đủ lâu, gội đầu bằng nước ấm để loại bỏ bơ khỏi tóc. Cuối cùng, xả tóc bằng nước sạch cho đến khi không còn cảm giác dính, bạn tự cảm giác tóc sạch và mềm mượt. Để có hiệu quả tốt nhất khi ủ tóc bằng quả bơ, hãy sử dụng bơ tươi nguyên chất và tránh sử dụng các loại bơ chế biến hoặc có chứa chất bảo quản.  Ủ tóc bằng bơ và sữa tươi Bơ và sữa tươi đều là nguồn cung cấp độ ẩm tự nhiên cho tóc, hỗn hợp này giúp tóc hấp thụ độ ẩm, làm giảm tình trạng tóc khô cứng, ngăn gãy rụng và thiếu sức sống. Các bước thực hiện dùng  hỗn hợp bơ và sữa tươi để ủ tóc gồm: Cách thực hiện ủ tóc với hỗn hợp bơ và sữa tươi Cách làm: Chuẩn bị 1 quả bơ chín mềm, thái từng miếng nhỏ và 1 cốc sữa tươi không đường vừa đủ. Nghiền nhuyễn bơ hoặc dùng máy xay sinh tố cho tới khi hỗn hợp mịn và không còn vón cục. Sau đó thêm từ từ sữa tươi vào và khuấy đều. Làm ướt tóc bằng nước sạch để tạo điều kiện tốt nhất cho việc ủ tóc bằng hỗn hợp bơ và sữa tươi. Thoa hỗn hợp này lên tóc, từ gốc đến ngọn, chắc chắn bao phủ tất cả các sợi tóc. Massage nhẹ nhàng tóc và da đầu để đảm bảo hỗn hợp thẩm thấu sâu vào tóc. Cho hỗn hợp bơ và sữa tươi ủ trên tóc trong khoảng 20-30 phút. Để tăng hiệu quả hơn, bạn có thể dùng mũ hoặc khăn trùm kín lên đầu nhằm giữ ấm và giúp hỗn hợp thẩm thấu sâu hơn vào tóc. Sau khi đã ủ tóc đủ lâu, gội đầu bằng nước ấm để loại bỏ hỗn hợp bơ và sữa tươi. Cuối cùng, xả tóc bằng nước sạch cho đến khi không còn cảm giác dính,  tạo cảm giác tóc sạch và mềm mượt. Việc ủ tóc với bơ và sữa tươi có thể giúp cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho tóc, giúp tóc trở nên mềm mượt và bóng khỏe. Tùy vào tình trạng tóc của bạn, bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ lượng bơ và sữa tươi để phù hợp với nhu cầu chăm sóc tóc. Ủ tóc bằng bơ và dầu dừa Dầu dừa có thể thâm nhập vào từng sợi tóc và cung cấp độ ẩm, protein và giữ cho tóc luôn chắc khỏe, bóng mượt. Đồng thời nó cũng giúp bơ phát huy hết tác dụng hiệu quả. Cách ủ tóc khi dùng bơ kết hợp với dầu dừa được thực hiện như sau: Các bước thực hiện ủ tóc bằng quả bơ và dầu dừa Cách làm: Chuẩn bị 1 quả bơ chín mềm và 2 -3 muỗng dầu dừa. Đun chảy dầu dừa hoặc quay bằng lò vi sóng, sau đó nghiền nhuyễn bơ hoặc dùng máy xay sinh tố để bơ không bị vón cục.  Trộn đều hỗn hợp bơ đã xay nhuyễn với dầu dừa. Tỉ lệ dầu dừa có thể điều chỉnh tùy vào độ dài và độ dày của tóc. Thoa hỗn hợp lên tóc và massage để cho dưỡng chất được thấm sâu. Ủ tóc khoảng 20 đến 30 phút. Sau khi đã ủ tóc đủ lâu, gội đầu bằng nước ấm để loại bỏ hỗn hợp. Cuối cùng xả tóc bằng nước sạch cho tới khi không còn cảm giác dính nữa. Dầu dừa sẽ thường lưu lại trên tóc lâu nên chị em lưu ý gội lại nhiều lần với nước ấm cho sạch nhé, nếu không tóc bị bết. 7 cách ủ tóc bằng dầu dừa cho mái tóc chắc khỏe, mềm mại Ủ tóc bằng bơ và trứng gà Khi kết hợp bơ với lòng đỏ trứng sẽ thúc đẩy sự phát triển của tóc vì protein và lecithin có trong trứng giúp củng cố các nang và chân tóc. Trộn cùng quả bơ sẽ tạo ra một loại mặt nạ kích thích mọc tóc, giúp tóc bạn mềm mượt khi chạm vào. Các bước thực hiện ủ tóc với hỗn hợp bơ, trứng và dầu dừa Cách làm: Chuẩn bị ½ quả bơ, 1 quả trứng gà và 1 thừa dầu dừa Lấy một quả trứng gà và đánh tan lòng đỏ cùng lòng trắng để tạo hỗn hợp đều, thêm dầu dừa vào khuấy cùng. Tiếp đó xay nhuyễn bơ và trộn vào hỗn hợp trên rồi khuấy đều để được hỗn hợp sánh mịn. Thoa hỗn hợp vừa thu được lên tóc, từ gốc đến ngọn, chắc chắn bao phủ được tất cả các sợi tóc. Massage nhẹ nhàng tóc và da đầu để đảm bảo hỗn hợp thẩm thấu sâu vào tóc. Dùng mũ hoặc khăn trùm lên rồi ủ trong vòng 10 – 20 phút để các dưỡng chất thấm sâu. Sau khi đã ủ tóc đủ lâu, gội đầu bằng nước ấm để loại bỏ hỗn hợp còn sót lại. Cuối cùng, xả tóc bằng nước sạch. Dưỡng tóc hiệu quả với trứng gà bạn nên thử ngay Ủ tóc bằng bơ và chuối Chuối là trái cây rất giàu silica – hợp chất gần giống với silicone giúp làm mượt tóc và phục hồi tóc hiệu quả. Những chị em nào đang muốn phục hồi tóc khô xơ, tổn thương do hóa chất hoặc sấy ở nhiệt độ cao thì dùng hỗn hợp này rất tốt nhé. Các bước để chuẩn bị gồm: Cách thực hiện ủ tóc bằng hỗn hợp bơ và chuối Cách làm: Chuẩn bị 1 nửa quả chuối, nửa quả bơ, 1 quả trứng gà và 1 thìa dầu oliu Xay nhuyễn bơ và chuối rồi trộn với trứng gà, dầu ô liu và 1 ít nước sao cho hỗn hợp tạo được độ sánh mịn.  Thoa hỗn hợp lên tóc rồi dùng khăn hoặc mũ trùm lại và ủ trong vòng 30 phút. Gội đầu bằng nước ấm, dưỡng ẩm tóc và cuối cùng xả tóc bằng nước sạch. Đảm bảo thực hiện 2-3 lần cho đến khi sạch hết hỗn hợp trên tóc. Chi tiết cách làm mặt nạ dưỡng tóc cho từng loại tóc Ủ tóc bằng bơ và dầu oliu cùng với chanh Chanh có tính kháng nấm rất mạnh, có thể giúp giảm tình trạng ngứa và gàu. Trong khi đó bơ và dầu oliu đều có khả năng cung cấp cấp độ ẩm cho tóc, giúp giữ cho tóc mềm mượt và tránh tình trạng tóc khô và xơ rối. Chị em cùng theo dõi các bước sau đây để thực hiện chính xác nhé. Các bước thực hiện ủ tóc với bơ, chanh và dầu oliu Cách làm: Chuẩn bị 1 nửa quả bơ chín mềm, 1 nửa thìa oliu và 2 thìa nước chanh. Xay nhuyễn bơ rồi trộn đều với dầu oliu và nước cốt chanh, không để tình trạng vón cục mà phải tạo được hỗn hợp thật mịn. Thấm ẩm tóc và thoa hỗn hợp lên tóc, từ gốc tới ngọn, đảm bảo bao phủ từng sợi tóc. Massage nhẹ nhàng và dùng khăn hoặc mũ trùm đầu lại ủ khoảng 30 phút rồi gội lại cho thật sạch. Nên ủ tóc bằng bơ và dầu oliu khoảng 1 – 2 lần/tuần cho mái tóc của bạn được phục hồi nhanh chóng. 10+ cách dùng dầu oliu dưỡng tóc nhanh dài bạn hãy thử ngay Ủ tóc cùng với hỗn hợp bơ, trứng gà, dầu oliu và mật ong Đây là phương pháp được chia sẻ bởi Beauty Blogger Happi Phạm về cách thực hiện mặt nạ ủ tóc từ quả bơ và một số nguyên liệu khác. Công thức này có công dụng giúp mái tóc của chị em bóng mượt, chắc khỏe và phục hồi sâu từ bên trong. Chuẩn bị 1 trái bơ, 2 quả trứng gà, 2-3 muỗng canh dầu ôliuu và 1 – 2 muỗng canh mật ong. Xay nhuyễn hỗn hợp bơ, trứng gà, mật ong và dầu oliu cho thật mịn. Ủ tóc với hỗn hợp trên trong 1 – 2 tiếng, Happi Phạm chia sẻ cô nàng thường xuyên ủ trong 2 tiếng. Trường hợp tóc ai còn đang yếu, hay gãy rụng thì Happi khuyên nên ủ trong 20 – 30 phút. Sau khi đã ủ đủ lâu, xả thật sạch với nước đến khi nước chảy ra từ tóc nhìn phải trong thì gội với dầu công nghiệp thêm 2 lần và thoa 1 lần dầu xả. Cuối cùng, khi tóc còn đang ướt, bạn hãy dùng các sản phẩm dưỡng tóc trước khi sấy. Maxxhair – Giải pháp khoa học kích thích mọc tóc, nuôi dưỡng tóc từ sâu bên trong Theo các chuyên gia chăm sóc tóc, việc ủ tóc bằng bơ là giải pháp tạm thời để tăng cường dưỡng chất và cấp ẩm cho tóc. Vì các dưỡng chất trong bơ chỉ thẩm thấu một phần bên ngoài sợi tóc, khó tác động và bên trong da đầu. Chính vì vậy, để có được mái tóc chắc khỏe từ sau bên trong, cải thiện tình trạng rụng tóc, hói đầu, nhiều chuyên gia đã khuyên dùng viên uống Maxxhair – giải pháp an toàn và hiệu quả cao. Maxxhair được xem như là cứu tinh của những mái tóc hư tổn nặng do lạm dụng hóa chất, tóc bị gãy rụng nhiều, hói đầu do bị suy giảm nội tiết tố, người bị rụng tóc nhiều sau quá trình phẫu thuật, nhiễm virus hay kể cả những anh chàng có gen di truyền hói.  Maxxhair là sản phẩm được chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên như Mầm gạo Nhật Bản, hà thủ ô, bột mộc nhĩ, cao dâu tằm,…đem tới hiệu quả riêng biệt của mái tóc nữ và nam, khắc phục mọi vấn đề của tóc ở từng giới. Những lưu ý khi chị em dùng bơ ủ tóc Sau khi đã bật mí công thức và cách thực hiện dùng bơ ủ tóc, chị em nên có một vài lưu ý nhỏ cần để ý như sau:  Chỉ nên dùng 1 ít dầu xả thôi vì trong bơ, dầu oliu đã có rất nhiều chất dưỡng ẩm cho tóc rồi, dùng nhiều dầu xả sẽ khiến đầu bị bết.Nên chải tóc trước khi ủ.  Chị em nào tóc yếu, đang trong thời kỳ rụng thì ủ tóc trong nửa tiếng thôi nhé.  Phải xả bằng nước mát thật sạch để hết chất ủ, sau đó mới gội 2 lần liên tục. Chỉ nên thực hiện 2 -3 lần/ tháng, không dùng quá nhiều vì sẽ gây ra phản tác dụng khi lạm dụng nhiều vẫn.  Chị em có thể xay các nguyên liệu 1 lần rồi trữ đông nha. Khi nào dùng thì lấy ra để bên ngoài 30 phút là ra đông rồi. Có thể để được đến 3 tháng luôn nếu tủ lạnh bạn trữ đông đảm bảo. Chăm sóc tóc là một quá trình dài, chỉ có bắt đầu mà không thấy điểm kết thúc. Vì vậy chị em cần phải kiên trì thực hiện phương pháp ủ tóc bằng bơ đều đặn và kết hợp thêm viên uống Maxxhair để có được mái tóc chắc khỏe, suôn mượt tự nhiên hơn và luôn luôn tự tin rạng ngời khi giao tiếp nhé.  Chia sẻ

Tự tin cùng mái tóc chắc khỏe nhờ biết cách ủ tóc bằng đậu bắp

Đậu bắp là một thực phẩm tự nhiên không chỉ là vô cùng có lợi cho sức khỏe mà còn tốt cho da và tóc. Bật mí cho chị em một trong những mẹo giúp tóc luôn được chắc khỏe, mềm mượt tự nhiên là cách ủ tóc bằng đậu bắp. Vậy ủ tóc với đậu bắp như thế nào mới hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé.  Ủ tóc bằng đậu bắp mang tới nhiều lợi ích mà chị em nên biết Ủ tóc bằng đậu bắp có tác dụng gì? Trong cuộc sống hàng ngày, việc tóc bị mất đi nguồn cung cấp dưỡng chất và độ ẩm là điều bình thường. Do ảnh hưởng của thời tiết hay các tác nhân tự nhiên khác nhau như gió, bụi, ô nhiễm, ánh nắng mặt trời và các tác nhân hóa học khiến chị em luôn phiền não vì mái tóc khô, xơ rối. Vậy ủ tóc bằng đậu bắp có tác dụng gì mà được nhiều chị em áp dụng vậy. Đậu bắp chứa nhiều vitamin và khoáng chất  Đậu bắp chứa nhiều vitamin A, giúp dưỡng ẩm và cấp nước mạnh mẽ cho tóc, thậm chí phục hồi những lọn tóc khô và hư tổn nhất – đặc biệt nếu chị em nào thường xuyên sử dụng hóa chất, sấy khô hoặc ép tóc. Đồng thời đậu bắp còn giàu phức hợp vitamin B, vitamin C, vitamin E và vitamin K, cùng các khoáng chất như canxi, sắt, magie, kẽm, kali và một lượng lớn chất xơ nhầy. Sự pha trộn bổ sung các vitamin và khoáng chất này có thể cải thiện mọi thứ cho tóc từ độ chắc khỏe, độ đàn hồi cho đến độ bóng và dễ vào nếp của tóc. Ngoài ra chị em bôi trực tiếp “chất nhờn” đậu bắp trên tóc còn có thể chống lại và ngăn ngừa mọi hư tổn do các tác nhân môi trường gây ra, giúp tóc bóng mượt và mềm mại hơn. Vitamin giúp tóc mọc dày và dài bạn nên biết Giúp kích thích sự phát triển của tóc Như đã tìm hiểu ở trên, đậu bắp có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cũng như các chất chống oxy hóa nên đậu bắp có thể giúp tóc chắc khỏe, nuôi dưỡng từng sợi tóc bảo vệ nó khỏi hư tổn và kích thích mọc lại. Thêm vào đó đậu bắp cũng chứa nhiều acid amin giúp nuôi dưỡng tóc và da đầu rất hiệu quả. Ủ tóc bằng đậu bắp giúp tóc luôn chắc khỏe và mềm mượt Dưỡng ẩm giúp tóc mềm mượt, mịn màng Đậu bắp là một thành phần tự nhiên có tác dụng tuyệt vời để dưỡng ẩm cho tóc. Dùng đậu bắp có thể giúp chị em nói lời tạm biệt với mái tóc khô rối, dễ gãy và thay vào đó là mái tóc mềm mượt, chắc khỏe. Bí mật về khả năng dưỡng ẩm của đậu bắp nằm ở hàm lượng chất nhầy của nó. Chất nhầy là một chất giống như gel khóa ẩm, giữ cho tóc bạn luôn mềm mại. Nó hoạt động như một loại dầu xả tự nhiên, giữ cho tóc chị em mềm mượt và dễ vào nếp. Tạo độ dày phồng cho tóc Hàm lượng chất nhầy tự nhiên có trong đậu bắp hoạt động như một chất làm phồng nhẹ nhàng, nâng tóc của bạn từ gốc lên mà không làm nặng tóc. Đồng thời, nó nuôi dưỡng mái tóc của bạn trông đầy đặn và khỏe mạnh hơn. Ủ tóc với đậu bắp giúp tăng độ phồng cho tóc Tăng sự đàn hồi của tóc Đậu bắp rất giàu axit amin nhờ đó mà góp phần giúp cải thiện độ đàn hồi của tóc, khiến tóc ít bị gãy rụng hơn. Việc thường xuyên ủ tóc bằng đậu bắp sẽ giúp tóc của chị em trở nên đàn hồi hơn và có khả năng chịu đựng tốt khi làm các kiểu tóc khác nhau cũng như chống lại được những ô nhiễm từ môi trường gây ra.  Giúp giảm gãy rụng và xơ cứng Chất nhầy trong đậu bắp hoạt động như một chất gỡ rối tự nhiên, giúp tóc dễ chải hơn và giảm gãy rụng. Nó cũng giúp làm mịn lớp biểu bì tóc, giảm xơ cứng và cải thiện kết cấu tổng thể của tóc. Cải thiện sức khỏe da đầu Đậu bắp có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, giúp duy trì da đầu khỏe mạnh bằng cách chống nhiễm trùng và giảm viêm. Điều này dẫn đến một môi trường lành mạnh hơn cho sự phát triển của tóc và giảm các vấn đề như gàu và ngứa. Cách ủ tóc bằng đậu bắp hiệu quả nhất Đậu bắp thường bị ghét vì có đặc tính“ chất nhờn” khét tiếng và mùi vị không được dễ chịu nhưng nó lại mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và giúp giữ cho mái tóc trông bóng mượt, đẹp, bớt khô và mềm mại hơn. Chị em hãy theo dõi cách ủ tóc với đậu bắp dưới đây để áp dụng đúng cách nhé. Nguyên liệu: Đậu bắp 200ml nước khoáng thường 2 muỗng canh dầu ô liu nguyên chất hoặc bất kỳ lợi dầu thực vật nào khác. Cách thực hiện: Bước 1: Làm sạch đậu bắp Đầu tiên, rửa kỹ đậu bắp dưới vòi nước và loại bỏ các chi của chúng. Tiếp theo, cắt đôi quả đậu bắp và loại bỏ hạt.  Cách thực hiện các bước ủ tóc bằng đậu bắp Bước 2: Làm gel đậu bắp Cho những quả đậu bắp không hạt đó vào nồi cùng với 200ml nước khoáng. Sau đó đun sôi khoảng 20 phút và tiếp tục đun sôi cho đến khi bạn thấy xuất hiện gel đặc và dính. Nhớ khuấy đều tay để không bị dính và cháy. Sau khi bạn hài lòng với kết cấu của gel, hãy lọc hỗn hợp qua vải thưa rồi cho vào hộp và để nguội. Ngoài ra, chị em có thể xay nhuyễn đậu bắp rồi lọc qua đều được nhé. Bước 3: Thêm tinh dầu  Thêm một vài giọt tinh dầu mà chị em yêu thích. Những loại tình dầu này giúp tạo mùi hương cũng như chống lại vi khuẩn và nấm. Đồng thời còn giúp tăng cường khả năng mọc tóc của gel đậu bắp. Tinh dầu tràm trà, hương thảo, bạc hà cay hoặc oải hương đều là những lựa chọn tuyệt vời.  Bước 4: Làm sạch tóc Trước khi ủ tóc hãy gội đầu như bình thường để loại bỏ hết bụi bẩn và dầu thừa trên tóc. Bước 5: Ủ tóc bằng đậu bắp Thoa đều hỗn hợp gel đậu bắp lên tóc, từ gốc đến ngọn và phải chắc chắn đã bao phủ tất cả các sợi tóc.  Massage nhẹ da đầu và tóc để đảm bảo hỗn hợp đậu bắp thấm sâu vào tóc. Ủ tóc với đậu bắp trong khoảng 30 phút tới 1 tiếng.  Khi hết thời gian, xả tóc bằng nước sạch cho đến khi không còn cảm giác dính, bạn cảm thấy tóc đã sạch và mềm mượt hơn.  Ủ tóc với đậu bắp 30 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất  Việc dùng đậu bắp ủ tóc có thể giúp cung cấp dưỡng chất cho tóc và giúp tóc trở nên mềm mượt, nhưng kết quả có thể khác nhau đối với từng người tùy thuộc vào tình trạng tóc và cách thực hiện. Nếu bạn có dấu hiệu kích ứng, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc tóc. Những lưu ý khi chị em ủ tóc bằng đậu bắp Khi ủ tóc bằng đậu bắp, chị em nên lưu ý một số điều quan trọng sau đây để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho tóc nhé: Gel đậu bắp sau khi ủ tóc có thể được sử dụng trong vòng vài ngày, nhưng nếu bạn muốn lưu trữ lâu hơn, hãy đặt vào hộp chặt kín và bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh. Trước khi sử dụng đậu bắp để ủ tóc, hãy kiểm tra xem bạn có dị ứng với thành phần này không. Thoa một ít gel đậu bắp lên một vùng nhỏ trên cổ tay hoặc khuỷu tay và chờ khoảng 24 giờ để kiểm tra xem có bất kỳ phản ứng nào như đỏ, ngứa, hoặc kích ứng da. Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên sử dụng đậu bắp tươi thay vì đậu bắp đã được chế biến hoặc có chứa chất bảo quản. Sau khi ủ tóc bằng đậu bắp, hãy xả tóc kỹ để loại bỏ hoàn toàn gel đậu bắp ra khỏi tóc và tránh tình trạng còn dính. Tùy chỉnh thời gian ủ: Thời gian ủ tóc bằng đậu bắp có thể điều chỉnh tùy thuộc vào tình trạng tóc của bạn và mục tiêu chăm sóc tóc. Thường thì từ 30 phút đến 1 tiếng là thời gian phổ biến. Maxxhair – Giải pháp an toàn và hiệu quả cho tóc khô, xơ rối Phương pháp ủ tóc với đậu bắp có thể làm chị em phải chờ đợi một thời để nhìn thấy được thành quả. Vì vậy, đồng hành với quá trình dùng đậu bắp ủ tóc, chị em nên kết hợp cùng Viên uống Maxxhair để được một mái tóc chắc khỏe, suôn mượt mềm mại nhanh chóng nhé. Viên uống Maxxhair với thành phần gồm chiết xuất từ mầm gạo Polyaktiv cùng nhiều dưỡng chất thảo dược quý giúp ngăn ngừa rụng tóc, kích thích mọc tóc nhanh và mang tới một mái tóc bóng mượt, chắc khỏe. Sản phẩm dùng được cho cả nam và nữ, đang được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn bởi hiệu quả vượt trội mà sản phẩm mang lại. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp chị em thực hiện được cách ủ tóc bằng đậu bắp dễ dàng hơn và đạt được hiệu quả cao. Để có được mái tóc khỏe mạnh, mềm mượt nhanh chóng, bạn nên thực hiện đều đặn tuần 1 lần và kết hợp uống thêm với các thực phẩm chức năng để chăm sóc và kích thích mọc tóc tốt hơn nhé.  Chia sẻ

Bật mí 3 cách ủ tóc bằng nước vo gạo giúp tóc suôn mượt ngay

Ủ tóc bằng nước vo gạo là một phương pháp chăm sóc tóc phổ biến và tự nhiên, được sử dụng trong nhiều nền văn hóa truyền thống. Gạo chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho tóc như các vitamin, khoáng chất và protein, giúp tóc trở nên mềm mượt và khỏe mạnh. Chị em hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết cách ủ tóc bằng vo gạo sao cho đúng nhé.  Những cách ủ tóc bằng nước vo gạo giúp tóc suôn mượt Ủ tóc bằng nước vo gạo có tác dụng gì? Ai mà không muốn có được mái tóc mềm mượt và sáng bóng? Đó là điều mà tất cả chị em chúng ta đều mơ ước và nước vo gạo có thể làm được điều đó. Dưới đây là những lợi ích khi ủ nước vo gạo cho tóc mà chị em có thể chưa biết. Kích thích sự phát triển của tóc Các acid amin chứa trong nước vo gạo có công dụng tăng cường tái tạo tóc và giúp tóc mọc nhanh, chắc khỏe. Ngoài ra nó còn chứa vitamin B, C và E, những dưỡng chất giúp hỗ trợ mọc tóc nhiều hơn. Điểm cộng nữa là trong nước vo gạo có một loại carbohydrate gọi là inositol, có khả năng phục hồi tóc hư tổn và bảo vệ tóc khỏi gãy rụng thêm. Nước vo gạo có tác dụng kích thích sự phát triển của tóc Giảm tình trạng tóc chẻ ngọn Tóc chẻ ngọn khiến chị em trông như một mớ hỗn độn, đây là dấu hiệu cần bổ sung protein ngay để tránh bị chẻ ngọn và nước vo gạo có chứa rất nhiều protein. Các nguyên nhân chính gây ra tình trạng tóc chẻ ngọn là do dưỡng tóc không được kỹ càng và đủ bước, dẫn đến tình trạng sức khỏe của tóc bị suy yếu. Các axit amin trong nước gạo sẽ giúp chị em giải cứu vấn đề này và sửa chữa những tổn thương ở tóc. Giúp tóc bóng mượt, mềm mại hơn Chờ đợi kết quả mọc tóc sẽ mất một thời gian, nhưng có những lợi ích khác mà chị em sẽ nhận được ngay lập tức. Bởi nước vo gạo có chứa nhiều tinh bột và protein bao phủ từng tóc và làm tóc trông dày, bóng mượt hơn. Nước vo gạo giúp tóc suôn mượt chắc khỏe hơn Bảo vệ tóc hư tổn Nước vo gạo có tác dụng làm giảm ma sát bề mặt và cải thiện độ đàn hồi của tóc. Nó chứa một loại carbohydrate gọi là inositol giúp phục hồi tóc hư tổn và bảo vệ tóc nói chung. Điều làm cho nước vo gạo nổi bật so với các thành phần khác là inositol vẫn còn trên tóc của bạn ngay cả sau khi gội sạch nước vo gạo. Giúp chân tóc chắc khỏe Nước vo gạo rất giàu axit amin – đây là điều mà hẳn chị em nào cũng đã biết. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng ngoài nhiều lợi ích mà chúng mang lại cho mái tóc của bạn thì nước vo gạo còn giúp chân tóc chắc khỏe, tăng độ bóng cho tóc và giúp tóc mềm mượt hơn đó nhé. Giảm gàu Gàu là một mối đe dọa đối với nhiều chị em phụ nữ. Nó để lại một lớp sương trắng trên quần áo và có thể gây nên những trường hợp cực kỳ xấu hổ và là nguyên nhân gây ngứa và kích ứng. Nước vo gạo giúp trị gàu hiệu quả và nếu sử dụng thường xuyên sẽ giúp bạn chống lại vấn đề này hoàn toàn. Gàu khiến chị em cảm giác ngứa và khó chịu Loại bỏ chí (chấy) À, chí! Những sinh vật nhỏ bé đang hủy hoại sự yên bình của các chị em. Nhưng đừng lo lắng vì nước vo gạo có thể xử lý chúng dễ dàng. Tinh bột trong nước vo gạo có thể giết chết chấy và trứng ngay lập tức. Cách ủ tóc bằng nước vo gạo Sử dụng nước vo gạo rất tốt đối với mái tóc, nó an toàn, tự nhiên và hoàn toàn không có tác dụng phụ. Đặc biệt cải thiện tình trạng tóc một cách khỏe mạnh. Hiện nay nhiều chị em đang thực hiện 3 phương pháp ủ tóc phổ biến sau để có được mái tóc chắc khỏe.  Gội đầu và ủ tóc bằng nước vo gạo thường Cách ủ tóc bằng nước vo gạo tốt nhất là dùng nước vo từ lần thứ hai, lúc này các dưỡng chất trong nước vo gạo vẫn được bảo toàn mà lại không bị lẫn các tạp chất khác như nước vo đầu. Bước 1: Chuẩn bị nước vo gạo Lấy một bát gạo (tốt nhất là gạo lứt hoặc gạo nâu) và rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn cùng với các tạp chất. Sau đó thêm một lượng nước  phù hợp với chiều dài tóc và độ dài mỏng tóc của bạn để ngâm gạo. Thường thì chị em cần thêm nước vào khoảng 3-4 lần lượng gạo. Cách thực hiện ủ tóc bằng nước gạo thường Bước 2: Vo gạo Khi gạo đã ngâm trong nước khoảng 20-30 phút (hoặc lâu hơn nếu bạn có thời gian), sử dụng tay để vo nhẹ gạo trong nước. Qua quá trình vo, các dưỡng chất từ gạo sẽ bị giải phóng và hòa tan trong nước. Bước 3: Gội đầu và ủ tóc Hãy gội đầu bằng nước sạch như bình thường để loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa. Sau đó, lấy nước gạo đã vo rồi đổ đều lên tóc, massage nhẹ nhàng da đầu và tóc trong khoảng 5-10 phút để các dưỡng chất thấm đều vào tóc. Tiếp theo, đặt một khăn lên đầu để giữ ấm và giúp tăng hiệu quả ủ tóc. Ủ tóc trong khoảng 30 phút đến 1 giờ. Thời gian ủ cũng phụ thuộc vào tình trạng tóc của bạn và mức độ hấp thu dưỡng chất từ nước vo gạo. Bước 4: Gội đầu lại và xả tóc Sau khi đã dùng nước vo gạo ủ tóc đủ lâu, gội đầu lại bằng nước sạch để loại bỏ tạp chất từ gạo còn sót lại trên tóc. Cuối cùng, xả tóc bằng nước sạch cho đến khi không còn cảm giác dính tạo cảm giác sạch thoáng. Lưu ý: Việc sử dụng ủ nước vo gạo cho tóc thường không gây hại cho tóc và da đầu, tuy nhiên, nếu bạn có dấu hiệu kích ứng hoặc dị ứng, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, kết quả của phương pháp này có thể khác nhau đối với từng người, tùy thuộc vào tình trạng tóc và cách thực hiện. Gội đầu và ủ tóc bằng nước vo gạo lên men  Dùng nước vo gạo lên men để gội đầu và ủ tóc giúp tăng cường hàm lượng vitamin và chất dinh dưỡng hiện có trong đó để nuôi dưỡng các nang tóc của bạn. Nó thúc đẩy sự phát triển của tóc khỏe mạnh và cải thiện tình trạng chung của tóc bằng cách duy trì mức độ hydrat hóa của nó. Ngoài ra, trong quá trình lên men, một chất gọi là ‘pitera’ hình thành trong nước vo gạo và nó rất giàu vitamin, khoáng chất, axit amin và axit hữu cơ. Pitera được biết là có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, giữ cho làn da và mái tóc của bạn luôn khỏe mạnh.  Bước 1: Chuẩn bị nước vo gạo lên men Lấy một bát gạo (gạo lứt hoặc gạo nâu) và rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất. Đổ gạo vào một cái  tô và thêm nước vào để ngâm gạo. Lượng nước cần thêm phụ thuộc vào tóc dày hay mỏng và chiều dài tóc của bạn. Thường thì bạn cần thêm nước vào khoảng 3-4 lần lượng gạo. Nước vo gạo lên men cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho tóc Đậu nành và nấm men cũng có thể được thêm vào hỗn hợp gạo và nước để tăng cường quá trình lên men. Các loại thảo dược khác như cỏ ngọt hoặc tía tô cũng có thể được thêm vào nếu bạn muốn. Bước 2: Lên men nước vo gạo Để nước vo gạo ở nhiệt độ phòng (khoảng 25-30°C) trong khoảng 24-48 giờ để cho quá trình lên men được diễn ra thuận lợi. Trong quá trình này, vi khuẩn và enzyme sẽ tạo ra các chất có lợi cho tóc. Bước 3: Gội đầu và ủ tóc Hãy gội đầu bằng nước sạch như bình thường để loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa. Sau đó, lấy nước vo gạo đã lên men và đổ đều lên tóc, massage nhẹ nhàng da đầu và tóc trong khoảng 5-10 phút để các dưỡng chất thẩm thấu vào tóc. Tiếp theo, đặt một khăn để giữ ấm và giúp tăng hiệu quả ủ tóc. Ủ tóc trong khoảng 30 phút đến 1 giờ. Thời gian ủ cũng phụ thuộc vào tình trạng tóc của bạn và mức độ hấp thu dưỡng chất từ nước vo gạo lên men. Cách gội đầu và ủ tóc bằng nước vo gạo lên men Bước 4: Gội đầu lại và xả tóc Sau khi đã ủ tóc đủ lâu, gội đầu lại bằng nước sạch để loại bỏ tạp chất từ gạo còn sót lại trên tóc. Cuối cùng, xả tóc bằng nước sạch cho đến khi không còn cảm giác dính, tạo cảm giác sạch thoáng. Gội đầu và ủ tóc bằng nước gạo đun sôi Bước 1: Chuẩn bị nước gạo Lấy một bát gạo (tốt nhất là gạo lứt hoặc gạo nâu) và rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất. Đổ gạo vào một cái tô và thêm nước vào để ngâm gạo. Lượng nước cần thêm phụ thuộc vào độ dày mỏng và chiều dài tóc của bạn. Thường thì bạn cần thêm nước vào khoảng 3-4 lần lượng gạo. Bước 2: Đun sôi nước gạo Đun sôi gạo trong một thời gian trong nồi lửa lớn. Bạn có thể lấy phần nước thừa ở lớp trên cùng hoặc đợi cho đến khi cơm chín rồi lọc phần nước thừa trong cốc. Khi nước sôi, hạ lửa xuống và để nước gạo sôi nhỏ trong khoảng 15-20 phút. Quá trình này giúp giải phóng các dưỡng chất từ gạo và hòa tan chúng trong nước. Bước 3: Gội đầu và ủ tóc Trước khi gội đầu, hãy thấm ướt tóc của bạn bằng nước sạch như bình thường để loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa. Lấy một cốc nước gạo đun sôi và thêm một vài giọt tinh dầu hương thảo, hoa oải hương hoặc hoa cúc vào đó. Sau đó đổ đều lên tóc, massage nhẹ nhàng da đầu và tóc trong khoảng 5-10 phút để các dưỡng chất thẩm thấu vào tóc. Tiếp theo, lấy khăn quấn lên đầu để giữ ấm và giúp tăng hiệu quả ủ tóc. Ủ tóc trong khoảng 30 phút đến 1 giờ. Thời gian ủ cũng phụ thuộc vào tình trạng tóc của bạn và mức độ hấp thu dưỡng chất từ nước gạo đun sôi. Gội đầu và ủ tóc bằng nước vo gạo đun sôi Bước 4: Gội đầu lại và xả tóc Sau khi đã ủ tóc đủ lâu, gội đầu lại bằng nước sạch để loại bỏ tạp chất từ gạo còn sót lại trên tóc. Cuối cùng, xả tóc bằng nước sạch cho đến khi không còn cảm giác dính tạo cảm giác sạch thoáng. Lưu ý: Việc sử dụng nước gạo đun sôi có thể giúp cung cấp dưỡng chất cho tóc, tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều lần trong một tuần để tránh làm tóc khô và yếu. Kết quả có thể khác nhau đối với từng người tùy thuộc vào tình trạng tóc và cách thực hiện. Nếu bạn có dấu hiệu kích ứng hoặc dị ứng, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ. Gội đầu bằng nước vo gạo: Học phụ nữ thời xưa làm đẹp! Maxxhair– Giải pháp cho mái tóc khô, chẻ ngọn và gãy rụng Ngoài việc sử dụng nước vo gạo để giúp tóc giảm xơ rối, chẻ ngọn, gãy rụng thì chị em có thể kết hợp thêm viên uống Maxxhair để có được có được mái tóc dày suôn mượt hơn trước. Viên uống Maxxhair giúp tóc mọc nhanh chắc khỏe Với các thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, vitamin và khoáng chất cần thiết sẽ giúp chị em cân bằng lượng hormone dihydrotestosterone, tăng độ dày khỏe cho mái tóc, kích thích tóc mọc nhanh hơn, nuôi dưỡng cho mái tóc đen bóng mượt và ngăn ngừa gãy rụng hiệu quả. Những lưu ý khi ủ tóc bằng nước vo gạo Đúng là cách ủ tóc bằng nước gạo mang lại nhiều công dụng cho mái tóc, tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả và nước vo gạo có thể phát huy hết lợi ích của nó, chị em nên lưu ý một số việc sau:  Không sử dụng nước vo gạo ủ tóc lần đầu tiên vì chúng có thể chứa nhiều bụi bẩn và tạp chất gây hại cho da dầu và ảnh hưởng tới quá trình kích thích mọc tóc. Không nên dùng gạo trắng ăn hằng ngày vì gạo này đã qua quá trình chà xát, có thể không còn nhiều dưỡng chất nữa. Vì vậy chị em nên sử dụng gạo lứt hoặc gạo nâu để ủ tóc, vì chúng có nhiều dưỡng chất hơn so với gạo trắng thông thường. Không sử dụng quá thường xuyên phương pháp Ủ tóc bằng nước gạo đun sôi, vì có thể làm tóc khô và yếu nếu sử dụng quá thường xuyên. Vì vậy chị em nên sử dụng 1-2 lần/ tuần. Trước khi cho nước gạo lên tóc, hãy đảm bảo nước đã nguội đến nhiệt độ an toàn để tránh làm tổn thương da đầu và tóc. Thời gian ủ tóc không nên quá lâu (thường từ 30 phút đến 1 giờ) để tránh làm tóc quá khô và yếu. Sau khi ủ tóc, hãy xả tóc kỹ bằng nước sạch để loại bỏ tạp chất và dưỡng chất còn sót lại trên tóc. Khi massage nước gạo lên tóc, hãy nhẹ nhàng và tránh chà xát mạnh để không gây tổn thương tóc và da đầu. Ngoài việc dùng nước vo gạo ủ tóc, hãy thường xuyên dưỡng tóc bằng dầu dưỡng hoặc mặt nạ tóc để bổ sung dưỡng chất cho tóc. Mỗi người có tình trạng tóc và da đầu khác nhau, hãy tùy chỉnh phương pháp ủ tóc bằng nước gạo phù hợp với tình trạng của bạn. Ủ tóc bằng nước vo gạo có thể rất có ích với mái tóc nhưng chưa chắc đã phù hợp với tất cả chị em, không phải ai cũng thích và có thời gian sử dụng phương pháp này. Vì vậy, chị em nên sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng để giúp chăm sóc và kích thích mọc tóc hơn nhé. Dù là phương pháp nào thì cũng có những ưu nhược điểm riêng, do đó hãy chọn phương pháp phù hợp với mình nhất nhé. Hướng dẫn ủ tóc bằng đu đủ giúp tóc chắc khỏe, bóng mượt 7 cách ủ tóc bằng dầu dừa cho mái tóc chắc khỏe, mềm mại Chia sẻ

Bật mí 5 cách tẩy tế bào chết da đầu tại nhà đơn giản, hiệu quả

Tẩy tế bào chết da đầu là một trong những bước quan trọng trong quá trình chăm sóc tóc của các chị em. Nhưng có nên tẩy tế bào chết da đầu không và có những cách tẩy tế bào chết da đầu nào mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà? Hãy để Maxxhair bật mí cho bạn qua bài viết dưới đây nhé! Tẩy tế bào chết da đầu là gì? Tẩy tế bào chết da đầu là quá trình loại bỏ các tế bào da chết tích tụ trên bề mặt da đầu. Da đầu của chúng ta liên tục trải qua quá trình tái tạo, trong đó các tế bào da mới được tạo ra từ lớp biểu bì dưới cùng và dần di chuyển lên phía trên. Khi các tế bào da mới phát triển lên, các tế bào cũ và đã chết sẽ bong tróc và bị loại bỏ. Tẩy tế bào chết da đầu là việc loại bỏ các tế bào chết tích tụ trên da đầu Tuy nhiên, đôi khi quá trình này có thể không diễn ra một cách trơn tru, dẫn đến tình trạng các tế bào da chết tích tụ trên bề mặt da đầu. Điều này có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, gây ngứa ngáy, viêm nhiễm và gây ra vấn đề như gàu. Thường xuyên tẩy tế bào chết cho da đầu là cách giúp bạn sở hữu một mái tóc bóng mượt và chắc khỏe từ gốc đến ngọn. Ngoài ra, còn đem lại sự sạch sẽ cho da đầu cũng như tăng tính thẩm mỹ bên ngoài cho bản thân. Có nên tẩy tế bào chết da đầu không? Câu trả lời chắc chắn là CÓ. Việc tẩy tế bào chết da đầu rất có lợi, nhất là khi tế bào da chết tích tụ quá nhiều và gây ra các vấn đề như gàu, ngứa ngáy, viêm nhiễm, và tắc nghẽn lỗ chân lông. Tẩy tế bào chết da đầu là điều cần thiết và mang đến những lợi tích như: Loại bỏ tế bào da chết: Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ các tế bào da chết tích tụ trên bề mặt da đầu. Điều này giúp da đầu sạch hơn, sáng hơn, mịn màng hơn và mịn màng. Giảm tình trạng gàu: Gàu thường là kết quả của việc tế bào da chết tích tụ quá nhiều, dẫn đến việc quá mức sản xuất dầu da và vi khuẩn trên da đầu. Tẩy tế bào chết giúp kiểm soát tình trạng này và làm giảm tình trạng gàu. Tẩy tế bào chết cho da đầu sẽ giúp ích cho quá trình hấp thu dưỡng chất của tóc Giảm ngứa ngáy và viêm nhiễm: Tế bào da chết tích tụ có thể gây kích ứng và viêm nhiễm da đầu, dẫn đến cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Bằng cách tẩy tế bào chết, bạn có thể giảm ngứa ngáy và cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Khả năng hấp thụ dưỡng chất tốt hơn: Bề mặt da đầu sạch sẽ hấp thụ dưỡng chất từ các sản phẩm chăm sóc da đầu như dầu gội hoặc dầu xả tốt hơn. Điều này giúp cải thiện sức khỏe tóc và da đầu. Cải thiện lưu thông máu: Quá trình tẩy tế bào chết da đầu giúp lưu thông máu. Khi đó các nang tóc được nuôi dưỡng bằng nguồn cung cấp máu dồi dào, giúp ngăn rụng tóc và giảm căng thẳng. Kích thích mọc tóc: Khi da đầu bao trùm bởi tế bào da chết và dầu, lỗ chân lông bị tắc gây cản trở cho sự mọc tóc. Tẩy tế bào chết giúp làm sạch lỗ chân lông, tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển của tóc. Có những loại tẩy tế bào chết da đầu nào? Hiện nay, có 2 cách chính để tẩy tế bào chết da đầu là dạng vật lý và dạng hoá học. Cả 2 cách này đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Bạn có thể tham khảo để chọn lựa ra cách phù hợp tùy theo sở thích cũng như tình trạng da đầu: Tẩy tế bào chết vật lý  Phương pháp này sử dụng lực ma sát thủ công bằng cách dùng gel hoặc những hạt mịn làm sạch. Bạn áp dụng sản phẩm lên da đầu và mát xa nhẹ nhàng để loại bỏ tế bào da chết và tạp chất.  Ưu điểm: Massage nhẹ nhàng mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái. Chính vì vậy nên đây là phương pháp được các chị em rất yêu thích sử dụng Nhược điểm: Da đầu mỏng manh và dễ tổn thương nên nếu chà xát quá mạnh sẽ khiến da đầu bị trầy xước và viêm nhiễm. Có 2 loại tẩy tế bào chết da đầu là vật lý và hoá học Tẩy tế bào chết hoá học Tẩy tế bào chết bằng cách hoá học là việc sử dụng một số sản phẩm chứa các loại axit như axit salicylic, axit glycolic, axit lactic,… Những axit này giúp loại bỏ tế bào da chết bằng cách phân hủy các liên kết giữa chúng. Bạn áp dụng sản phẩm lên da đầu, để trong khoảng thời gian xác định, sau đó rửa sạch bằng nước.  Ưu điểm: Tác động sâu và nhanh chóng, cho da đầu thoáng mát sạch sẽ, hiệu quả hơn so với phương pháp vật lý. Nhược điểm: Vì là chất hoá học nên những ai bị da đầu nhạy cảm sẽ dễ kích ứng, khiến da đầu khô hơn và nhạy cảm khi chịu tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời. Các bước tẩy tế bào chết da đầu Để quá trình tẩy tế bào chất hiệu quả, bạn cần thực hiện theo các bước sau đây: Chia tóc thành các góc phần tư để giúp tập trung vào một phần da đầu, tránh các phần tóc khác bị bết. Sử dụng ngón tay để thoa tẩy tế bào chết vùng da đầu, giữ nguyên trong vòng 10-15 phút. Dùng bàn chải hoặc máy massage để loại bỏ các tế bào chết trên da đầu, nên massge từ 3-5 phút. Xoa bóp da đầu nhẹ nhàng để máu lưu thông và tăng độ dày tóc. Xả lại sạch sẽ bằng dầu gội và nước sạch. Sau khi tẩy tế bào chết cần gội đầu lại thật sạch bằng dầu gội để loại bỏ tạp chất 5 cách tẩy tế bào chết da đầu tại nhà đơn giản Đường nâu và yến mạch Hỗn hợp đường nâu và yến mạch có thể là một cách tẩy tế bào chết da đầu tự nhiên. Cả hai nguyên liệu này đều an toàn với da, không gây kích ứng nên bạn có thể yên tâm khi sử dụng.  Cách làm như sau:  Trộn yến mạch và đường nâu cùng dầu dưỡng tóc mà bạn yêu thích trong một tô nhỏ theo tỉ lệ 1:1:1 Khuấy đều để tạo thành một hỗn hợp dịu nhẹ và có độ dẻo. Rửa tóc sạch bằng nước để làm ẩm da đầu. Thoa đều hỗn hợp lên da đầu, massage nhẹ nhàng bằng đầu ngón tay để loại bỏ tế bào da chết. Để hỗn hợp tác động trên da đầu trong khoảng 10-15 phút. Rửa sạch da đầu bằng nước ấm và sau đó dùng dầu gội tóc như thường. Tẩy tế bào chết da đầu bằng muối và nước chanh Muối và nước chanh giúp làm mềm và loại bỏ tế bào da chết một cách nhẹ nhàng, cũng như cung cấp axit citric từ nước chanh để làm sạch và cải thiện sức khỏe da đầu.  Cách thực hiện rất đơn giản: Trộn một ít muối cùng nước cốt chanh trong tô nhỏ. Rửa tóc sạch bằng nước để làm ẩm da đầu. Thoa đều hỗn hợp lên da đầu, massage nhẹ nhàng trong vòng khoảng 3 phút. Cuối cùng gội lại thật sạch với dầu gội và nước. Lưu ý, nhớ rửa sạch thật kỹ sau khi sử dụng để không để lại muối trên da đầu.  Tẩy tế bào chết da đầu bằng bã cà phê và dầu dừa Bã cà phê và dầu dừa được sử dụng rất nhiều trong việc áp dụng tẩy tế bào chết cho da. Đồng thời dầu dừa còn cung cấp dưỡng chất và độ ẩm cho da đầu và tóc. Cách làm như sau: Chuẩn bị một tô nhỏ, trộn bã cà phê và dầu dừa theo tỷ lệ hợp lý 2:3.  Rửa tóc sạch bằng nước để làm ẩm da đầu. Thoa đều hỗn hợp bã cà phê và dầu dừa lên da đầu, tập trung vào các vùng có tế bào da chết hoặc dấu hiệu gàu. Massage nhẹ nhàng bằng đầu ngón tay để loại bỏ tế bào da chết. Để hỗn hợp tác động trên da đầu trong khoảng 5-10 phút. Rửa sạch da đầu bằng nước ấm và sau đó sử dụng dầu gội như thường. Tẩy tế bào chết da đầu bằng bã cà phê và dầu dừa đơn giản 7 cách ủ tóc bằng dầu dừa cho mái tóc chắc khỏe, mềm mại Bột trà xanh và mật ong Bột trà xanh giúp loại bỏ các tế bào dư thừa trên da đầu, ngoài ra còn kháng khuẩn rất tốt. Bên cạnh đó, mật ong giúp trị gàu, ngăn các bệnh như nấm, viêm nhiễm,…Khi kết hợp 2 nguyên liệu này lại sẽ cho ra một hỗn hợp tẩy tế bào chất hiệu quả. Cách làm như sau: Trộn bột trà xanh với mật ong trong tỷ lệ 2:1.  Rửa tóc sạch bằng nước để làm ẩm da đầu. Thoa đều hỗn hợp lên da đầu, tập trung vào các vùng có tế bào da chết hoặc dấu hiệu gàu. Massge nhẹ nhàng bằng đầu ngón tay theo hình tròn để loại bỏ tế bào da chết. Để hỗn hợp tác động trên da đầu trong khoảng 10-15 phút. Rửa sạch da đầu bằng nước ấm và sau đó sử dụng dầu gội như thường. Tẩy tế bào chết da đầu bằng giấm táo  Tẩy tế bào chết da đầu bằng giấm táo là một phương pháp tự nhiên có thể giúp loại bỏ tế bào chết và bã nhờn trên da đầu. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá thường xuyên, chỉ nên thực hiện 1-2 lần mỗi tuần để tránh làm khô da đầu. Cách thực hiện như sau: Cho 200ml giấm táo vào 1,5 lít nước rồi khuấy đều. Sau khi đã rửa sạch tóc, nhỏ từ từ hỗn hợp giấm táo và nước vào da đầu.  Sử dụng ngón tay hoặc bông tẩy trang để thoa nhẹ nhàng và massage trong vài phút. Để hỗn hợp giấm táo hoạt động trong khoảng 5-10 phút, sau đó xả sạch tóc bằng nước ấm. Giấm táo có công dụng giúp tẩy tế bào chết da đầu Lưu ý khi tẩy tế bào chết da đầu Khi tẩy tế bào chết da đầu, có một số lưu ý quan trọng mà bạn nên tuân theo để đảm bảo rằng quá trình thực hiện được diễn ra an toàn và hiệu quả. Cụ thể: Kiểm tra tình trạng da đầu: Nếu bạn có vấn đề như viêm nhiễm, da đỏ, hoặc tổn thương,…thì không nên tẩy tế bào chết trên da đầu. Lựa chọn sản phẩm phù hợp: Chọn sản phẩm tẩy tế bào chết phù hợp với loại da đầu của bạn. Không quan tâm đến nguyên liệu hay thành phần sẽ khiến bạn gặp phải những tác hại không mong muốn. Không sử dụng quá thường xuyên: Tẩy tế bào chết da đầu không nên thực hiện hàng ngày. Thường xuyên quá mức có thể làm khô da đầu và gây kích ứng. Thường thì 1-2 lần mỗi tuần là đủ. Thực hiện massage da đầu nhẹ nhàng: Khi áp dụng sản phẩm, mát xa nhẹ nhàng da đầu thay vì gắt gao. Điều này giúp tránh làm tổn thương da đầu và tóc. Chú ý thời gian tác động: Nếu bạn sử dụng sản phẩm hoá học, hãy tuân theo hướng dẫn về thời gian tác động. Không để sản phẩm tác động quá lâu, vì điều này có thể gây kích ứng. Rửa sạch: Sau khi tẩy tế bào chết, hãy rửa sạch da đầu bằng nước ấm để đảm bảo không còn sản phẩm hoặc tế bào da chết còn lại. Dưỡng ẩm và bảo vệ: Sau quá trình tẩy tế bào chết, sử dụng dầu xả hoặc dưỡng chất để cung cấp dưỡng chất và duy trì độ ẩm cho tóc và da đầu. Ngoài ra, khi ra nắng, hãy sử dụng bảo vệ cho da đầu. Theo dõi phản ứng: Theo dõi cách da đầu và tóc của bạn phản ứng sau quá trình tẩy tế bào chết. Nếu có dấu hiệu kích ứng, ngứa ngáy, hoặc viêm nhiễm, hãy ngưng sử dụng ngay và tham khảo chuyên gia. Không nên tẩy tế bào chết cho da đầu quá 3 lần trong 1 tuần Tẩy tế bào chết da đầu là cần thiết để bạn có thể sở hữu một mái tóc mềm mượt và sạch sẽ. Tuy nhiên, hãy đảm bảo thực hiện đúng cách và không quá thường xuyên, tránh gây những tác hại không mong muốn xảy ra. Chia sẻ

Loading...