Bệnh đầu hói: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hói đầu là tình trạng khá phổ biến, có thể gặp ở cả nam lẫn nữ, nhiều hơn ở nam giới độ tuổi từ trung niên đến cao tuổi. Đây cũng là vấn đề khiến nhiều người đau đầu vì nó gây mất thẩm mỹ. Để hiểu sâu hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh hói đầu, bạn hãy cùng với Maxxhair theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Bệnh đầu hói là gì?

Hói đầu là tình trạng tóc rụng nhiều, rụng không cân đối tạo thành nhiều mảng da đầu bị trống, trơn lì và không thấy lỗ chân lông. Bệnh hói đầu có thể bắt gặp ở cả nam lẫn nữ, tuy nhiên phổ biến hơn ở nam giới và đang có xu hướng trẻ hóa. Dưới đây là một số kiểu hói đầu phổ biến:

  • Hói kiểu chữ M: Tóc rụng ở 2 bên trán, rụng từ thái dương đi sâu vào trong tạo thành hình chữ M.
  • Hói kiểu chữ U: Tóc rụng nguyên một phần trán và tiến sâu vào phần đỉnh đầu tạo thành hình chữ U.
  • Hói kiểu chữ O: Tóc rụng giữa đỉnh đầu tạo thành hình chữ O với kích thước lớn, bé khác nhau.

Tình trạng đầu hói không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại khiến mái tóc kém thẩm mỹ, khiến bạn không thể để được những kiểu tóc mình thích và gây trở ngại tâm lý đối với nhiều người. Đôi khi nó là nguyên nhân khiến người bị hói đầu trở nên cực đoan hơn.

Bệnh đầu hói là gì? 1
Bệnh đầu hói là tình trạng tóc bị rụng nhiều.

Các triệu chứng cảnh báo hói đầu

Triệu chứng của bệnh đầu hói có thể nhận diện khi bạn có những mảng tóc rụng rõ ràng, còn thời điểm manh nha thì rất khó phát hiện. Một số triệu chứng cảnh báo bạn đang có nguy cơ bị hói đầu:

  • Tóc rụng nhiều và liên tục trong một khoảng thời gian dài.
  • Không thấy tóc mọc lại hoặc tỷ lệ mọc lại rất ít, các sợi tóc mảnh và rất yếu.
  • Có thể nhìn thấy các mảng da đầu.

Ngoài những đặc điểm chung, hói đầu ở nam và nữ cũng có những biểu hiện khác biệt, cụ thể:

Triệu chứng hói đầu ở nam giới

Triệu chứng hói đầu ở nam giới 1
Các triệu chứng hói đầu ở nam giới.

Ở nam giới tình trạng hói đầu sẽ được chia thành nhiều loại, mỗi loại sẽ có triệu chứng khác nhau như:

  • Hói từng mảng: Đây là kiểu hói thường gặp ở nam giới, nguyên nhân là do bệnh tự miễn gây nên. Ở kiểu hói này, tóc bị rụng thành từng đốm tròn như đồng xu hoặc các mảng nhỏ trên da đầu. Ở những mảng bị rụng tóc vẫn có thể mọc lại được nhưng số lượng không nhiều, sợi rất mảnh và rất dễ rụng. Nếu không điều trị kịp thời tình trạng rụng tóc có thể lan rộng ra xung quanh, tạo thành những mảng da đầu nhẵn bóng hoặc hơi nhăn nheo.
  • Hói đỉnh đầu: Tóc ở khu vực đỉnh đầu bị rụng nhiều và không có khả năng mọc lại hoặc có móc lại nhưng rất ít. Nếu để lâu và không điều trị kịp tình trạng rụng tóc sẽ lan rộng ra và tạo thành hói đầu kiểu chữ O.
  • Hói đầu dạng thụt lùi đường chân tóc: Là tình trạng rụng tóc bắt đầu từ phần trước trán đến hai bên thái dương. Ở giai đoạn đầu, đường chân tóc sẽ rụng hơi lui về phía sau tạo thành kiểu chữ M. Với một số trường khác sẽ rụng tóc ở đỉnh đầu trước, sau đó sẽ bị mỏng dần trước khi rụng toàn bộ.

Triệu chứng hói đầu ở nữ giới

Triệu chứng hói đầu ở nữ giới 1

Cũng giống với nam giới, hói đầu ở nữ giới cũng được chia thành các dạng như:

  • Hói đầu ở đường rẽ ngôi: Là đường chính giữa khi bạn rẽ tóc thành 2 bên. Hói đường rẽ ngôi là tình trạng tóc rụng dần và mọc ít đi ở vùng này. Nếu rụng kéo dài sẽ khiến cho đường rẽ ngôi ngày càng rộng hơn và lộ rõ phần da đầu.
  • Hói 2 bên thái dương: Đây là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là chị em sau sinh. Khi gặp phải tình trạng này chị em sẽ thấy tóc rụng và mỏng dần ở hai bên thái dương. Tuy nhiên, ở nữ giới vẫn có lượng tóc mọc mới chứ không bị rụng hết toàn bộ 2 bên như nam giới.
  • Hói ở phía trước trán: Ở vùng trước trán thường bị rụng thành một mảng nhỏ, so với các vùng khác thì tóc thưa dần và hiện rõ phần da đầu so với các vùng khác. Tình trạng này thường gặp ở những người hay để tóc mái.

Dấu hiệu hói đầu do bệnh lý

Bên cạnh những triệu chứng hói đầu ở nam giới và nữ giới, bạn cũng cần chú ý một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng này như:

  • Nấm, viêm nhiễm da đầu: Phần da đầu bị nấm hoặc viêm nhiễm sẽ bị rụng tóc nhiều trong khoảng thời gian ngắn. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ có triệu chứng bị đỏ và ngứa vùng da đầu bị rụng tóc. Nếu gặp phải tình trạng này bạn nên đi khám để bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời. Vì để lâu nấm rất khó chữa và dễ bị mắc lại.
  • Bệnh về tuyến giáp: Khi mắc bệnh về tuyến giáp sẽ gây ra tình trạng rối loạn hormone, điều này sẽ dẫn đến tình trạng rụng tóc. Bên cạnh triệu chứng này, bạn còn gặp phải một số triệu chứng khác như: mệt mỏi, tăng cân,…
  • Hói toàn đầu: Đối với một số bệnh nhân đang làm hóa trị và xạ trị sẽ bị rụng hết toàn bộ tóc trên da đầu. Tuy nhiên sau khi kết thúc việc điều trị, tóc có thể mọc lại bình thường.

Nguyên nhân gây đầu hói

Có rất nhiều yếu tố có thể dẫn đến tình trạng hói đầu, sau đây là những nguyên nhân thường gặp nhất.

Rối loạn nội tiết

Sự mất cân bằng nội tiết tố hay còn gọi là sự tăng giảm bất thường của nồng độ hormone là nguyên nhân chính gây ra bệnh hói đầu ở cả nam và nữ.

Theo nhiều nghiên cứu, có tới 80% các trường hợp bị hói đầu là do sự mất cân bằng giữa hai hormone là DHT và testosterone. Một số nam giới bước sang tuổi trung niên nồng độ testosterone bị suy giảm và cơ thể tăng sản xuất DHT.

Đối với phụ nữ trong giai đoạn sau sinh, tiền mãn kinh và mãn kinh cơ thể có rất nhiều sự thay đổi khiến hàm lượng hormone testosterone và DHT bị mất cân bằng.

Căng thẳng

Khi bạn bị căng thẳng và mệt mỏi kéo dài có thể gây mất cân bằng nồng độ hormone và ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu tới da đầu khiến oxy và các dưỡng chất không thể đến được vùng này. Từ đó các nang tóc kém phát triển, tóc yếu đi và rụng nhiều.

Căng thẳng 1
Căng thẳng có thể gây ra tình trạng hói đầu.

Di truyền

Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất ở nam giới. Những gia đình có bố, ông và người thân từng mắc bệnh hói đầu thì tỉ lệ bạn bị hói đầu sẽ cao hơn nhiều so với người bình thường.

Đọc chi tiết: Mọi điều cần biết về rụng tóc do di truyền

Hóa chất làm tóc

Việc sử dụng quá nhiều hóa chất trong một thời gian ngắn cũng có thể là nguyên nhân làm gia tăng lượng tóc bị gãy rụng. Nếu tỷ lệ tóc rụng nhiều hơn tỉ lệ tóc mọc mới sẽ dẫn đến tình trạng hói đầu.

Bệnh lý

Nếu bạn đang bị một số bệnh liên quan đến tuyến giáp, hệ miễn dịch (lupus, tiểu đường,…) và nấm, viêm da đầu cũng khiến tóc bị rụng nhiều hơn và có khả năng bị hói đầu cao.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc sau đây có thể làm tăng tỉ lệ bị hói đầu:

  • Thuốc hóa trị, xạ trị trong điều trị ung thư
  • Thuốc chống đông máu
  • Thuốc huyết áp
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc ức chế miễn dịch

Một số yếu tố khác

Bên cạnh các nguyên nhân đã nêu ra ở phía trên, tóc của bạn có thể bị suy yếu và gãy rụng nếu gặp phải các yếu tố sau:

  • Mất cân bằng dinh dưỡng: Chế độ ăn uống không hợp lý khiến cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất sẽ làm suy giảm sức khỏe của tóc và gây ra tình trạng gãy rụng.
  • Sử dụng nhiều chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá,… cũng là tác nhân khiến nồng độ hormon trong cơ thể thay đổi. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị rụng tóc.

Ai có nguy cơ bị hói đầu cao?

Dù bệnh hói đầu không gây ra biến chứng nguy hiểm nhưng cùng khiến rất nhiều người phải “dè chừng”, nhất là những đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ cao dưới đây.

Nam giới trên 30 tuổi

Hói đầu ở nam giới có thể bắt đầu từ rất sớm và thường hói nặng hơn theo độ tuổi. Từ 30 tuổi trở đi, mặc dù không uống rượu bia hay hút thuốc lá nhưng bạn vẫn có thể bị hói đầu. Bởi giai đoạn này bạn dễ bị căng thẳng trong công việc và cuộc sống khiến cho nồng độ hormone bị mất cân bằng, khiến tóc rụng liên tục.

Nam giới trên 30 tuổi 1
Nam giới trên 30 tuổi dễ bị hói đầu.

Có người thân bị hói đầu

Như đã đề cập ở phía trên, yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân kiến bạn bị hói đầu sớm. Theo một số nghiên cứu, nếu nam giới có bố bị hói đầu, nguy cơ bị hói là 50%, còn nếu có cả bố và ông nội đều bị hói thì tỷ lệ này có thể tăng đến 100%.

Chính vì thế, những ai có nguy cơ bị hói cao nên áp dụng một số biện pháp để tình trạng này diễn ra chậm hơn.

Phụ nữ sau sinh

Trong quá trình mang thai, nồng độ nội tiết tố trong cơ thể thay đổi rất nhiều để tạo điều kiện thuận lợi cho thai nhi phát triển. Sau khi sinh xong, nồng độ hormone sẽ thay đổi một lần nữa khiến cơ thể không thích nghi kịp dẫn đến rụng tóc.

Thêm nữa, ở giai đoạn sau khi sinh nhiều chị em có tâm lý nhạy cảm, dễ rơi vào tình trạng lo lắng và căng thẳng quá mức khiến tình trạng rụng tóc diễn ra trầm trọng hơn. Chính vì thế, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời dễ dẫn đến hói đầu.

Phụ nữ sau sinh 1
Phụ nữ sau sinh có nguy cơ rụng tóc, hói đầu

Phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh

Giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh là khoảng thời gian nội tiết tố nữ thay đổi rất nhiều. Sự mất cân bằng nội tiết trong khoảng thời gian này khiến cho sự phát triển của các tế bào mầm tóc bị ngắn lại, lượng tóc mọc mới không kịp thay thế lượng tóc bị rụng đi. Điều này khiến mái tóc của chị em bị thưa dần và có thể dẫn tới tình trạng hói đầu.

Điều trị đầu hói như thế nào để hiệu quả nhất

Hiện nay, có rất nhiều cách để điều trị hói đầu, những hiệu quả cao hay thấp còn tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng hói ít hay nhiều. Sau đây là những cách được sử dụng nhiều trong việc điều trị hói đầu.

Thuốc điều trị hói đầu

Sau đây là một số loại thuốc được sử dụng nhiều trong việc điều trị bệnh đầu hói.

  • Thuốc Minoxidil: Giúp làm chậm quá trình rụng tóc, đồng thời kích thích sản xuất prostaglandin E2 làm tăng sinh nang tóc. Từ đó, thu nhỏ vùng da đầu bị hói.
  • Thuốc Finasteride: Có tác dụng ức chế enzym 5-alpha reductase loại 2. Từ đó làm chậm quá trình rụng tóc và kích thích mọc tóc trở lại.
  • Thuốc kháng androgen tại chỗ: Fluridil là thuốc kháng androgen tại chỗ được sử dụng cho người bị nói đầu. Theo một nghiên cứu, nếu sử dụng thuốc này trong vòng 90 ngày có thể gia tăng tỷ lệ nang tóc phát triển.
  • Thuốc kháng khuẩn và kháng nấm tại chỗ: Theo một nghiên cứu nhỏ, việc sử dụng thuốc kháng khuẩn tại chỗ như piroctone olamine và triclosan trong 18 tháng cho thấy tín hiệu mọc lại của nang tóc. Hay một số bệnh nhân bị hói do viêm da đầu, sử dụng dầu gội chứa ketoconazol 2% có hiệu quả cải thiện tình trạng tóc rụng tóc.

Cấy tóc

Cấy tóc là một phương pháp được áp dụng trong việc điều trị hói đầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng được phương pháp này. Bởi chi phí để cấy tóc rất cao, thời gian điều trị dài, hiệu quả còn phụ thuộc vào phần nang tóc được lấy ra cũng như tay nghề của bác sĩ thực hiện.

Cấy tóc 1
Cấy tóc là một phương pháp được sử dụng để điều trị hói đầu

Điều trị bằng laser năng lượng thấp (Low-level laser (light) therapy – LLLT)

Khi khoa học ngày càng phát triển, việc sử dụng laser trong điều trị hói đầu cũng dần trở nên phổ biến hơn.

Cơ chế của phương pháp LLLT là cải thiện chứng rụng tóc nội sinh chưa rõ nguyên nhân bằng cách thúc đẩy nguyên phân tế bào, kích thích tế bào nang tóc phát triển và chống lại các yếu tố gây viêm.

Tuy nhiên phương pháp LLLT vẫn chưa được nghiên cứu kỹ và chưa có kết quả nào khẳng định chính xác laser năng lượng thấp có thể mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị hói đầu.

Thay đổi thói quen hàng ngày

Để tăng khả năng tóc mọc trở lại, bạn cần chú ý thay đổi một số thói quen không tốt sau đây.

Chải đầu đúng cách

Việc chải đầu đúng cách sẽ giúp kích thích da đầu, thúc đẩy tuần hoàn, từ đó có nhiều dưỡng chất để tóc mọc nhanh hơn. Vậy chải như thế nào cho đúng? Để tăng khả năng tóc mọc lại nhanh và hạn chế tóc rụng bạn nên chải đầu theo hướng ngược lại của chiều tóc bị rủ xuống. Chải nhẹ nhàng, không giật mạnh khi tóc bị rối.

Không nên làm tóc nhiều lần trong thời gian ngắn

Việc tạo kiểu hay nhuộm tóc trong thời gian ngắn có thể gây ra tình trạng khô xơ và gãy rụng tóc. Bên cạnh đó, khi làm tóc cần sử dụng nhiệt độ cao để định hình, chính điều này có thể phá hủy tế bào tầng của tóc dẫn đến tóc bị rụng hoặc bị cháy.

Tránh stress

Để hạn chế việc rụng tóc, bạn nên loại bớt phiền muộn, luôn suy nghĩ tích cực, tạo tâm lý thoải mái khi làm việc. Nếu cảm thấy mệt mỏi bạn có đi nghỉ, hoặc tập một số bài thể dục nhẹ để tinh thần sảng khoái hơn.

Chế độ ăn uống khoa học

Dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng trong việc kích thích tóc mọc nhanh hay chậm. Nếu chế độ ăn uống có đủ các chất như: canxi, vitamin nhóm B, lipid,… sẽ thúc đẩy các tế bào mầm tóc phát triển hoàn chỉnh. Ngược lại, nếu chế độ ăn không đủ chất, tóc sẽ không thể phát triển khỏe mạnh được.

Thay đổi thói quen hàng ngày 1
Ăn uống đủ chất hỗ trợ kích thích tóc mọc lại

Maxxhair – Giải pháp giảm rụng tóc an toàn, ngừa hói đầu hiệu quả

Để quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất, ngoài việc áp dụng các phương pháp trên bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ mọc tóc uy tín và hiệu quả. Viên uống mọc tóc Maxxhair là sản phẩm luôn nhận được sự đánh giá cao từ các chuyên gia và sự tin tưởng của người sử dụng.

Maxxhair - Giải pháp giảm rụng tóc an toàn, ngừa hói đầu hiệu quả 1
Viên uống Maxxhair – Giúp giảm tình trạng gãy rụng

Với sự kết hợp độc đáo từ các loại thảo dược quý cùng với các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của tóc như:

  • Chiết xuất từ mầm gạo Oryza sativa (Poly aktiv): Có khả năng thúc đẩy nang tóc phát triển nhanh hơn 60% so với bình thường. Đồng thời Poly aktiv còn hỗ trợ giảm đáng kể lượng tóc gãy rụng.
  • Phức hợp kẽm và L’arginin: Có tác động là giảm nồng độ DHT trong cơ thể thông qua việc ức chế chuyển hóa testosterone thành DHT, nhờ đó hỗ trợ giảm rụng tóc hiệu quả.
  • Vitamin B, Biotin, Kẽm, bột nấm tai mèo, Hà thủ ô đỏ,…: Có tác dụng nuôi dưỡng và phục hồi nang tóc bị tổn thương. Từ đó giúp sợi tóc mọc nhanh và dày hơn.

Bên cạnh đó, Maxxhair đã được hàng triệu người tin dùng và được người bình chọn là Sản phẩm hàng đầu hỗ trợ điều trị rụng tóc và kích thích mọc tóc nhanh do Thời báo kinh tế Việt Nam công bố vào năm 2018.

Đặc biệt hơn sản phẩm Maxxhair còn được nghiên cứu thực nghiệm tại Đại học Y Hà Nội vào năm 2020. Qua quá trình nghiên cứu đã cho thấy Maxxhair giúp tái tạo các nang rõ rệt sau ngày thứ 19 và 26 ngày sử dụng, tóc mọc lên nhanh chắc khỏe hơn. Nghiên cứu này được thực hiện bởi PGS.TS Phạm Thị Vân Anh – Trưởng bộ môn Dược lý Đại học Y Hà Nội vào tháng 01 năm 2020.

Bạn được khuyên nên sử dụng đúng theo liệu trình để có kết quả khắc phục tình trạng rụng tóc toàn thể hiệu quả cao nhất.
Để tìm Mua Maxxhair tại Nhà thuốc, vui lòng BẤM TẠI ĐÂY

Hoặc Đặt mua giao hàng tận nhà bấm TẠI ĐÂY

Hy vọng qua những thông tin về bệnh đầu hói ở trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong việc kích thích tóc mọc lại. Chúc bạn sớm sở hữu một mái tóc dày và bóng mượt.

Cập nhật lúc: 29/11/2023
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!
Loading...