Lý giải nguyên nhân gây hội chứng nghiện giật tóc và biện pháp điều trị
Hội chứng nghiện giật tóc (Trichotillomania) là một chứng rối loạn tâm thần khiến người bệnh liên tục tự giật tóc một cách vô thức và nhiều trường hợp không thể kiểm soát được. Tuy hành vi này có thể khiến họ cảm thấy tinh thần thoải mái, dễ chịu nhưng lại gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực như mất thẩm mỹ, tổn thương da đầu,…Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này và làm cách nào để khắc phục được hiện tượng giật tóc? Cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé.
Tìm hiểu thêm chi tiết về hội chứng nghiện bứt tóc
Tìm hiểu về hội chứng nghiện giật tóc
Hội chứng nghiện giật tóc (Trichotillomania) là một chứng rối loạn kiểm soát xung động, ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần. Ở hội chứng này, người bệnh có xu hướng lặp đi lặp lại việc nhổ tóc khỏi đầu, lông mày, mí mắt hay các vùng khác trên cơ thể. Mặc dù bản họ vẫn nhận thức được hậu quả của sự việc nhưng không kiềm chế được bứt tóc.
Tình trạng này thuộc phân loại của rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Khi triệu chứng trở nên nghiêm trọng, thì sẽ có những tác động cực kỳ tiêu cực đến tinh thần, sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Nghiện giật tóc gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống
Sự khác biệt giữa trichotillomania và rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?
Hội chứng Trichotillomania thuộc danh mục tổng thể của chứng “Rối loạn ám ảnh cưỡng chế và các rối loạn liên quan” trong Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần( DSM), nhưng hội chứng này có một số điểm khác biệt chính so với OCD.
Về cơ bản, OCD liên quan đến nỗi ám ảnh, được thúc đẩy bởi những suy nghĩ mà một người không mong muốn và không thể kiểm soát được. Trong khi đó Hội chứng giật tóc được đặc trưng bởi hành vi lặp đi lặp lại hành động bứt tóc để giảm bớt căng thẳng và họ thường cảm thấy nhẹ nhõm, tích cực hơn. OCD không liên quan đến cảm xúc tích cực theo cách này.
Hội chứng nghiện bứt tóc thường ảnh hưởng đến ai?
Trichotillomania phổ biến hơn ở phụ nữ và thường phát triển ở tuổi thiếu niên hoặc đầu hai mươi. Ở trẻ em, hội chứng này xảy ra bình đẳng giữa nam và nữ. Đối với trẻ sơ sinh hiện tượng sẽ thường là xảy ra trong một thời gian ngắn rồi tự biến mất. Thông thường bắt đầu độ tuổi từ 10 đến 13 tình trạng có sự tiến triển nặng hơn. Ở người lớn, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh này nhiều hơn nam giới với tỷ lệ 9:1.
Theo các thống kê nghiên cứu, hội chứng nghiện nhổ tóc tương đối ít gặp, nó chỉ ảnh hưởng tới 0,5% đến 3,4% người trưởng thành mắc bệnh tại một thời điểm trong cuộc đời của họ mà thôi.
Triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng nghiện giật tóc
Đặc điểm chính của chứng giật tóc là thường xuyên giật tóc của chính mình. Việc giật tóc có thể xảy ra ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể. Các vị trí phổ biến nhất bao gồm da đầu, lông mày và mí mắt. Các khu vực ít phổ biến hơn bao gồm vùng mặt, mu và quanh trực tràng.
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trichotillomania mà bạn nên để ý sớm bao gồm:
- Liên tục kéo tóc ra khỏi da đầu, lông mày, lông mi và các vùng khác
- Có cảm giác căng thẳng trước khi nhổ tóc và nhẹ nhõm sau khi giật tóc
- Rụng tóc, thưa hoặc hói quanh đầu, đôi khi thành từng mảng không đều hoặc tập trung ở một vùng cụ thể
- Lông mi hoặc lông mày bị thưa đi
- Cắn hoặc nhai tóc
- Đấu tranh với bản thân để ngừng nhổ tóc nhưng thường không thành công
- Cảm thấy rằng việc nhổ tóc ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, đặc biệt là công việc và đời sống xã hội.
Nhai tóc là một triệu chứng thường gặp khi bị trichotillomania
Nhiều người mắc chứng trichotillomania cũng hay cào da, cắn móng tay hoặc cắn môi. Đôi khi giật lông thú cưng, búp bê hoặc các vật khác chẳng hạn như quần áo hoặc chăn. Hầu hết những người mắc chứng nghiện giật tóc đều bứt tóc ở nơi riêng tư và không muốn người khác phát hiện bản thân đang gắp hội chứng rối loạn này.
Nguyên nhân gây tình trạng hội chứng nghiện bứt tóc
Nguyên nhân gây nên chứng trichotillomania hiện nay vẫn chưa được xác định chính xác. Tình trạng này có thể liên quan đến những thay đổi trong đường dẫn truyền của não làm ảnh hưởng tới liên kết các khu vực liên quan như cảm xúc, chuyển động, thói quen và kiểm soát các cơn nóng nảy, bốc đồng của mình.
Theo các nhà tâm lý, bứt tóc là cách giúp giảm căng thẳng, lo âu và stress. Trong một số trường hợp, hội chứng này còn khiến người bệnh tự làm đau bản thân, cố tình tổn thương cơ thể để thoát khỏi cảm xúc đau buồn và khiến tinh thần thoải mái. Vì vậy những yếu tố nguy cơ dưới đây có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bứt tóc như:
Căng thẳng và lo âu
Lo âu stress chiếm 84% nguyên nhân gây hội chứng nghiện nhổ tóc. Khi phải trải qua một sự việc quá mức căng thẳng hoặc phải chịu áp lực từ cuộc sống, công việc thường xuyên, người bệnh sẽ có xu hướng bứt tóc để giải tỏa tâm trạng. Hành động gây tổn thương vật lý đối với cơ thể sẽ làm tâm trạng được thoải mái hơn.
Căng thẳng lo âu là nguyên nhân chính gây hội chứng cuồng bứt tóc
Sự thay đổi hormone của tuổi dậy thì
Một số nghiên cứu có chỉ ra sự liên quan giữa trichotillomania và nội tiết tốt của nữ, khi mà sự thay đổi của các hormone estrogen, progesterone và hormon vỏ thượng thận sẽ dẫn tới những hành vi tập trung vào cơ thể lặp đi lặp lại như nhổ tóc, cào vào da,…
Vì vậy bố mẹ cần quan sát hành vi của các con vào thời điểm dậy thì để kiểm soát hành động của bé tránh trở nên nghiêm trọng hơn.
Các yếu tố khác
Do yếu tố di truyền: Có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy sự sao chép và di truyền do đột biến gen gây nên rối loạn này nhưng không phải tất cả thành viên trong gia đình đều bị.
Tuổi: Hội chứng Trichotillomania thường bắt đầu vào ngay trước hoặc trong thời kỳ đầu của tuổi thiếu niên – nhất là từ 10 đến 13 tuổi và đây là một vấn đề có thể kéo dài suốt đời. Trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ dễ bị hội chứng giật tóc, nhưng tình trạng này thường nhẹ và tự khỏi mà không cần điều trị.
Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Mặc dù OCD tự nó là một chứng rối loạn lo âu, nhưng hành động nhổ tóc có thể là một phần của thói quen hoặc hành vi cưỡng chế để giúp đối phó với những suy nghĩ ám ảnh. Những người mắc chứng OCD có nhiều khả năng mắc chứng cuồng giật tóc hơn.
Người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế dễ có nguy cơ nghiện bứt tóc
Hội chứng nghiện giật tóc gây ảnh hưởng như thế nào?
Mặc dù tình trạng này không đặc biệt nghiêm trọng nhưng chứng cuồng giật tóc có thể tác động tiêu cực lớn đến cuộc sống và tình thần của người bệnh. Ảnh hưởng của trichotillomania cũng phụ thuộc vào độ tuổi nữa. Những hệ lụy do hội chứng giật tóc gây ra cụ thể như:
Ảnh hưởng sức khỏe tâm thần
Những người bị hội chứng nghiện nhổ tóc thường cảm thấy lo lắng, bối rối và xấu hổ về tình trạng này. Điều này gây ảnh hưởng đến công việc và đời sống xã hội của họ. Việc ngại chia sẻ và điều trị sẽ khiến bệnh nghiêm trọng hơn cùng với khó cải thiện.
Gây hội chứng nghiện ăn tóc – Trichophagia
Khoảng 20% những người mắc bệnh nghiện bứt tóc sẽ ăn tóc của họ sau khi nhổ, tình trạng này được gọi là trichophagia (từ tiếng Hy Lạp “tricho” nghĩa là tóc và “phagia” là ăn). Hành vi ăn tóc có thể dẫn tới hiện tượng tắc nghẽn giống như bóng tóc trong đường tiêu hóa. Bóng tóc có nguy cơ gây ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa như đau bụng, tắc nghẽn dạ dày và cần phải phẫu thuật để điều trị.
Tổn thương tóc, da và mô
Nhổ tóc thường xuyên gây tổn thương cho da và mô ngay dưới bề mặt da. Đồng thời nếu tình trạng này diễn ra dài ngày các tế bào sẽ bị mất đi khả năng phục hồi và tóc sẽ không thể mọc lại nữa, dẫn tới hói những mảng nhỏ trên đầu.
Các biện pháp điều trị hội chứng nghiện giật tóc hiệu quả
Nhiều trường hợp người bệnh có thể kiểm soát được hành vi của mình nhưng cũng có nhiều người không kiềm chế được bứt tóc. Hội chứng trichotillomania là một bệnh lý mãn tính nhưng hiện nay đã có nhiều biện pháp hiệu quả để điều trị và kiểm soát.
Sử dụng thuốc tây để điều trị
Mặc dù hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị chứng cuồng giật tóc, nhưng bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị triệu chứng như:
- Thuốc chống trầm cảm: Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (thường được gọi là SSRI) và thuốc chống trầm cảm ba vòng giúp kiểm soát xung động khi giật tóc.
- Thuốc chống loạn thần: Những loại thuốc này có công dụng cân bằng hóa học trong não của người bệnh. Mặc dù cái tên nghe có vẻ như chúng chỉ có một công dụng, nhưng chúng thực sự điều trị nhiều bệnh như chứng mất trí nhớ, rối loạn lưỡng cực và tâm thần phân liệt.
- Thuốc chống co giật: Những loại thuốc này thường giúp điều trị co giật và các rối loạn khác ảnh hưởng đến chuyển động của và giúp điều trị hiệu quả Trichotillomania.
Thuốc tây có tác dụng điều trị triệu chứng hiệu quả
Các phương pháp trị liệu
- Đảo ngược thói quen: Đây thường là phương pháp điều trị chính của bệnh trichotillomania. Bệnh nhân học cách nhận biết trước các tình huống mà họ có khả năng sẽ giật tóc và bắt đầu thay thế bằng hành vi khác. Nhiều người sử dụng nhật ký, cảnh báo và các cách khác nhau để nâng cao nhận thức về các yếu tố kích thích. Thay vì giật tóc, một người có thể thay thế bằng nắm chặt tay hoặc giật dây thun trên cổ tay.
- Liệu pháp nhận thức: Loại trị liệu này có thể giúp người bệnh có nhận thức sai lệch liên quan đến việc nhổ tóc.
- Huấn luyện thư giãn: Điều này giúp học cách tập trung và làm dịu hệ thống thần kinh trung ương của họ để đối phó với các tác nhân gây căng thẳng.
- Luyện thở sâu: Học cách hít thở sâu đúng cách giúp tăng cường thư giãn và tập trung.
Maxxhair – Khắc phục tình trạng tóc chậm phát triển, hói đầu do hội chứng bứt tóc
Để hình thành được những sợi tóc chắc khỏe, hệ thần kinh của cơ thể sẽ gửi tín hiệu tới các tế bào mầm tóc hấp thu dưỡng chất, tăng sinh và phát triển thành sợi tóc. Do đó các tế bào mầm tóc càng nhiều và chắc khỏe thì tóc mọc lên sẽ dày hơn, khỏe mạnh và suôn mượt. Để quá trình mọc tóc được diễn ra thuận lợi, việc bổ sung các dưỡng chất giúp nuôi dưỡng tế bào mầm tóc và vô cùng quan trọng. Maxxhair với thành phần bổ sung Polyktiv – được chiết xuất từ mầm gạo Nhật Bản cùng với vitamin và chất khoáng cần thiết cho tóc: hà thủ ô đỏ, cao dâm tằm, Vitamin B5 kích thích vào những vùng bị hói giúp:
- Bổ sung các chất dinh dưỡng cho nang tóc, phục hồi những nang tóc bị yếu, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình tái tạo chân tóc nhờ đó tóc mọc lên đen nháy và khỏe hơn.
- Giúp nang tóc chắc khỏe, thúc đẩy quá trình mọc tóc nhanh hơn và phòng ngừa nguy cơ hói đầu hiệu quả.
Viên uống Maxxhair giúp phục hồi nang tóc và kích thích mọc tóc nhanh
Trichotillomania sẽ được cải thiện đáng kể nếu người bệnh duy trì được thói quen sống lành mạnh và tuân thủ điều trị từ bác sĩ cùng chuyên gia tâm lý. Hội chứng nghiện giật tóc có thể gây ra nhiều biến chứng không lường trước được nên bất kỳ ai phát hiện bản thân hay những người xung quanh có hành vi này cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm.
Bài viêt liên quan
- Sinh nhật Thái Minh: Mua Maxxhair cơ hội trúng vàng 9999 cùng hàng ngàn phần Quà hấp dẫn
- Ưu đãi khủng trong tháng 9: TÍCH 6 ĐIỂM TẶNG 2
- Thông báo thay đổi mẫu bao bì viên uống Maxxhair
- Mừng ra mắt Dầu gội phủ bạc Maxxhair: Ưu đãi MUA 6 TẶNG 2 bằng hình thức tích điểm
- Đón Hè 2023 rực rỡ: Mua và Tích điểm 6 hộp Maxxhair tặng Quà khủng trị giá 290.000đ